Chất độc có khả năng bay hơi hợp chất cyanid

0
710
Chất độc

  • Nguồn gốc:

  • Cyanid được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Công nghiệp: HCN là chất khí được tạo thành dễ dàng do sự phối hợp giữa acid và các muối cyanid, là sản phẩm phụ của sự đốt cháy, lastic, gỗ, len, các sản phẩm phòng hộ và tự nhiên khác
  • Nông nghiệp: Thuốc diệt côn trùng, diệt chuột, có chứa etyl thiocyanat, metyl thiocyanat được chuyển hóa trong cơ thể thành cyanid gây độc
  • Chiến tranh: Chất độc hóa học, thuốc khai hoang
  • Tự nhiên: Amycydalin và các cyanogenic glycosid được tìm thấy trong hạt
  • Tổng hợp hóa học
  • Tính chất:

  • HCN là chất lỏng dễ bay hơi, không màu rất độc, dung dịch của HCN trong nước gọi là acid hydrocyanic, acid prussic. Có vị đắng, nóng, mùi hạnh nhân, dễ tan trong nước, cồn. Là chất độc cực mạnh, có tác dụng nhanh. Hấp thụ tốt qua nhiều đường như da, màng nhầy,hệ tiêu hóa, hệ hô hấp
  • nguyên nhân gây độc:
  • Do tự sát hay đầu độc: gây chết rất nhanh và hữu hiệu
  • Do tai biến:

+ không may ăn phải hạt, ngũ cốc có cyanid như hạt hạch nhân đắng, khoai mỳ, măng tre, nấm độc

Măng tươi

+  do tiêm truyền dung dịch Natriprussid nhanh hay trong thời gian dài

  • Do ô nhiễm môi trường: nước ngầm bị nhiễm cyanid, môi trường bị nhiễm độc khi sử dụng các hợp chất cyanid để diệt côn trùng , chuột
  • Do nghề nghiệp: Công việc ở nơi có nồng độ HCN cao mà không có phương tiện bảo hộ
  • Cơ chế gây độc của hợp chất cyanid:
    • Ức chế enzym cytocrom oxydase,ngăn cản sự vận chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp tế bào,cyanid tạo phức với hem của cytocrom ngăn cản sự kết hợp với oxy của hem
    • Tổ chức tế bào bị hủy hoại do không sử dụng được oxy của máu
    • Trung tâm hô hấp ở hành tủy bị giảm oxy nhiều nhất nên ngừng thở là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong
  • Liều độc:
    •  Nếu Ngộ độc qua đường hô hấp ( hơi cyanid): liều gây ngộ độc cấp 50ppm (0,5 mg/L không khí) >150ppm (0,15mg/L không khí) có thể gây tử vong.gây tử vong ở nồng độ 300ppm (0,3mg/L không khí),giới hạn cho phép trong không khí nơi làm việc 4,7ppm (5mg/m3 không khí)
    •  Nếu Ngộ độc qua đường tiêu hóa( dẫn xuất cyanid): liều gây tử vong đối với người lớn 100-200mg(KCN,NaCN)
  • Triệu chứng ngộ độc:
    • Ngộ độc cấp: xảy ra khi hít phải hơi HCN hay uống các muối cyanid ở liều cao, các triệu chứng ngộ độc xuất hiện rất nhanh như: nhức đầu, buồn nôn, xanh tái, khó thở, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp , liệt trung tâm hành tủy, ngất, co giật, hôn mê, trụy tim mạch, tim ngừng đập,ngừng thở và chết rất nhanh( có thể sau 1-2 phút)
    • Ngộ độc bán cấp: các triệu chứng  chóng mặt, nhức đầu, khó thở, cảm giác sợ hãi, lo lắng nhưng vẫn tỉnh táo.sau đó xuất hiện các triệu chứng như rối loạn thần kinh,co giật, giãn đồng tử, cứng hàm, ngạt thở, hô hấp chậm, mặt tái xám, chân tay lạnh, trụy tim mạch và chết sau 30 phút
    • Ngộ độc mạn tính: các triệu chứng như đau đầu, nôn ,chóng mặt, suy nhược cơ thể
    • Phương pháp kiểm nghiệm hợp chất cyanid
      • Định tính:
        • Phản ứng với acid picric: ở môi trường kiềm tạo thành hợp chất isopurpursin có màu đỏ cam,phản ứng này có thể dùng để phát hiện HCN trong không khí
        • Phản ứng với Fe: trong môi trường kiềm cyanid phản ứng với Fe2+ và Fe3+ tạo phức ferriferrocyanid( Fe4[Fe(CN)6]3) có màu xanh phổ
      • Định lượng: Phương pháp đo quang.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com