Contents
CHẢY MÁU TIÊU HÓA THẤP
Được định nghĩa là chảy máu đường tiêu hóa có nguồn gốc từ góc Treitz trở xuống tận hậu môn. Thường gặp là chảy máu từ đại tràng, do tính chất về vị trí và bệnh lý của nó nên chảy máu thấp thường có hội chứng lỵ và đại tiện phân thường đỏ bầm hoặc tươi.
CHẢY MÁU TỪ RUÔT NON
1. Viêm ruột xuất huyết
Nhất là với các loại vi trùng có độc tố xâm nhập như E.Coli có nhóm huyết thanh 01 57-H7, với bệnh cảnh lâm sàng viêm ruột nhiễm khuẩn nặng, tiêu chảy, đau vùng nhiều phân có máu tươi hoặc bầm. Bệnh nhân có thể có tình trạng mất nước, nhiễm khuẩn nhiễm độc và chảy máu. Điều trị chủ yếu là kháng sinh mạnh, bù nước và điện giải, nếu cần phải truyền máu.
2. Scholin Henoch
Bệnh nguyên hiện nay vẫn chưa biết rõ, đang nghĩ nhiều đến nguyên nhân miễn dịch dị ứng. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Thể Scholein với biểu hiện chủ yếu là các ban xuất huyết ở tay chân dạng mang giày ống và găng tay. Thể Henoch với tổn thương ban xuất huyết ở ruột chủ yếu ở ruột non, một số ít có biểu hiện tổn thương xuất huyết ở dạ dày và đại tràng. Bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn với sốt, đau khớp, đau bụng đi cầu phân máu thường là tươi hoặc đỏ bầm. Chẩn đoán bằng tổn thương lâm sàng đặc hiệu với ban xuất huyết da dạng thấp, tổn thương thận, phối hợp với tổn thương quanh mao mạch khi sinh thiết. Điều trị cần phối hợp corticoids.
3. Thương hàn
Ngoài những triệu chứng của bệnh cảnh thương hàn, biến chứng chảy máu thường xảy sau 1 – 2 tuần do biến chứng loét ruột trong thương hàn có thể kèm theo biến chứng thủng ruột, thương tổn thường nằm ở đoạn cuối của hồi tràng khoảng 50 – 60cm từ van Bohin. Bệnh nhân đau bụng, đi cầu phân có màu đỏ gạch gọi là màu cua gạch hoặc đỏ bầm. Chẩn đoán cần dựa vào bệnh cảnh lâm sàng kết hợp với huyết thanh chẩn đoán bằng phản ứng Widal. Ngoài điều trị chảy máu cầm máu cần chú ý điều trị thương hàn.
4. Viêm ruột xuất huyết hoại tử
Bệnh gánh nặng thường gặp ở trẻ em. Lâm sàng với sốt cao 40 – 41°c, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Đau toàn bụng, bụng chướng có thể có dấu bụng ngoại khoa. Đi cầu phân bầm đen rất thối khắm.
5. Bệnh Crohn
Thường gặp là tổn thương vùng hồi manh tràng với đau bụng, đi cầu phân lỏng từng đợt kèm theo sốt máu lắng tăng. Biến chứng chảy máu thường gặp vào giai đoạn 2 hoặc 3 của bệnh với tổn thương loét hoặc rò thủng vách ruột. Thương tổn đặc hiệu trên phim chụp nhuộm baryte ruột non là hẹp hình sợi chỉ và nội soi có hình ảnh loét, hình ảnh lát đá và giả polyp.
6. Loét túi thừa Meckel
Bệnh cảnh hiếm gặp, chẩn đoán lâm sàng rất khó, cũng thường gặp ở vùng cuối ruột non. Bệnh có thể chảy máu từng đợt tự ngưng, có thể kèm theo sốt hoặc không; khám vùng hố chậu phải có thể đau. Trước đây thường được chẩn đoán qua phẫu thuật, hiện nay có thể bằng viên nang camera.
7. Lồng ruột
Thường là lồng hồi – hồi tràng hoặc hồi – manh tràng, bệnh thường xảy ra ở những trẻ em bụ bẫm 8-9 tháng tuổi có yếu tố làm dễ như sau tiêu chảy hoặc ở người lớn là bệnh lý của van Bohn hoặc có chèn ép của khối u hoặc hạch. Khởi bệnh với đau bụng từng cơn sau đó có đấu tắc ruột và đi cầu phân nhầy máu. Khám lâm sàng có thể sờ được khối lồng ruột, siêu âm hay chụp nhuộm baryt có thể thấy được búi lồng ruột. Điều trị chủ yếu bằng ngoại khoa để cắt bỏ khối lồng ruột và cầm máu.
8. Các chảy máu từ ruột non hiếm gặp
Lao ruột, ung thư ruột non, hoặc chảy máu từ ruột non trong bệnh lý chảy máu toàn thể như trong sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp, hội chứng urê máu cao.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Chảy máu tiêu hóa cấp , chảy máu từ ruột non