Chảy máu từ đại tràng

0
776
xuất huyết
xuất huyết

CHẢY MÁU TÁ ĐẠI TRÀNG

Là loại chảy máu thường gặp trong chảy máu tiêu hóa thấp. Do đặc điểm vị trí chảy máu thấp, niêm mạc tiết nhầy phân đã được hấp thu nước, nếu có tổn thương vùng trực tràng hậu môn sẽ kích thích đại tiện (tăng số lần bài phân) nên thường có hội chứng lỵ hoặc giả lỵ và phân có màu đỏ tươi.

1. Lỵ trực trùng

Thường xảy ra ở trẻ em có yếu tố dịch tễ. Lâm sàng có hội chứng nhiễm khuẩn có thể nhiễm độc với sốt cao, đau bụng quặn dữ dội, đi cầu nhiều lần 15 – 20 lần/ngày, kèm mót rặn và đau hậu môn. Phân lỏng, rất ít hoặc chỉ toàn máu, màu đỏ sẫm như máu cá hoặc nước rửa thịt. Chẩn đoán cần cấy phân tìm Shigella. Điều trị cần kháng sinh đặc hiệu và băng niêm mạc như Smecta, Peptobismol.

2. Lỵ amip

Bệnh thường xảy ra thành dịch lẻ tẻ, có thể có tiền sử lỵ amip. Bệnh cảnh lâm sàng thường nhẹ với sốt nhẹ, đau bụng quặn dọc khung đại tràng và vùng hạ vị, đi cầu phân nhầy máu, thường máu chỉ dính quanh phân có màu đỏ tươi, kèm dấu mót rặn và đau hậu môn sau đi cầu. Chẩn đoán bằng soi tươi phân tìm amip, cần làm sớm đúng kỹ thuật, soi trực tràng có tổn thương đặc hiệu với loét hình ấn móng tay hay hình cúc áo hoặc bằng huyết thanh chẩn đoán. Điều trị bằng kháng amip như Emetine, Metronidazole, Tinidazole.

3. Ung thư đại tràng

Là bệnh lý thường gây chảy máu tiêu hóa thấp ở người già. Tùy theo vị trí ung thư đại tràng phải hay đại tràng trái mà có những biểu hiện khác nhau. Ung thư đại tràng phải thường kèm theo dấu đi cầu phân lỏng và máu đỏ bầm, khám vùng hố chậu phải có máng hoặc khối và dấu hiệu tắc ruột, ung thư đại tràng trái thường là dấu táo bón đại tiện phân máu tươi và ung thư trực tràng hậu môn thường kèm theo dấu kích thích đi cầu nhiều lần hoặc nhiều khi chảy máu hậu môn một cách tự nhiên. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào chụp nhuộm đại tràng barid hoặc nội soi sinh thiết đại tràng. Điều trị chủ yếu bằng phát hiện sớm để cắt bỏ khối u, cầm máu.

4. Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, với biểu hiện từng đợt bao gồm sốt, đau khớp, đau bụng quặn dọc khung đại tràng và đi cầu ra máu, thường là máu tươi. Xét nghiệm cho thấy máu lắng tăng cao, nội soi cho thấy hình ảnh viêm loét chảy máu trực đại tràng. Điều trị đáp ứng với corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch khác.

5. Bệnh Crohn đại – trực tràng

Có thể kèm theo tổn thương Crohn ở các phần khác của ống tiêu hoá nhất là vùng hồi manh tràng. Bệnh có tính chất xảy ra từng đợt với sốt máu lắng tăng, thương tổn đại tràng dài hoặc nhiều đoạn (tổn thương nhảy cóc). Chẩn đoán bằng nội soi sinh thiết tìm tế bào lympho khổng lồ (giant lymphoma cell). Điều trị kết hợp nhóm Imidazole + Sulfasalazin + Prednisolone

6. Trĩ nội

Do vỡ hoặc viêm nhiễm khuẩn búi trĩ, ờ đây có yếu tố làm dễ như khi bệnh nhân đại tiện phân quá táo bón, sau khi bài phân thấy đau buốt vùng hậu môn và máu tươi chảy ra, có thể chảy thành tia hoặc giọt ra máu tươi. Chẩn đoán bằng thăm khám và soi trực tràng. Điều trị bằng các thuốc đặc hiệu trĩ hoặc chích xơ, thắt hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

7. Bệnh đại tràng do thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu mạc treo

Thường xảy ra ở người già có biểu hiện của xơ vữa mạch máu.
Tiền sử có cơn đau do thiếu máu cục bộ đại tràng với cơn đau bụng sau ăn. Lâm sàng với cơn đau bụng dữ dội kiểu thiếu máu, đại tiện phân nhầy máu. Nếu diễn tiến mạn tính có thể làm xơ dày chít hẹp lòng đại tràng, còn nếu thiếu máu cấp tính lan rộng có thể kèm theo dấu hiệu choáng. Chẩn đoán cần chụp nhuộm động mạch mạc treo đại tràng cho hình ảnh chít hẹp. Điều trị bằng dự phòng xơ vữa, thuốc giãn mạch và nong hay ghép mạch thay thế.

8. Polyp đại tràng

Thường chảy máu từng đợt, gây ra do viêm loét nhiễm khuẩn các polyp. Chẩn đoán bằng chụp baryt đại tràng hoặc nội soi. Điều trị bằng đốt điện hoặc cắt bỏ qua nội soi.

9. Các chảy máu đại tràng hiếm gặp

Như viêm loét túi thừa, lao ruột, viêm đại tràng sau chạy tia, lồng xoắn đại tràng.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Chảy máu từ đại tràng