Chứng mệt mỏi và mất ngủ

0
884
mất ngủ

Chứng mệt mỏi và sự nghỉ ngơi liên quan với chứng mất ngủ

mất ngủ

Chứng mệt mỏi

Sự mệt mỏi là triệu chứng do nhiều nguyên nhân tác động hoặc ảnh hưởng, không phải tự có gây rối loạn. Sự mệt mỏi phần lớn do tác động tay chân hoặc trí óc quá sức, có thể do đau ốm từ triệu chứng sơ sài nhất là cảm lạnh cho đến những bệnh nghiêm trọng nhất như ung thư, bệnh liệt kháng (AIDS/SIDA) hợp lại mà thành. Sự mệt mỏi thường là dấu hiệu sớm nhất cho biết sức khỏe có vấn đề và từ đây sinh ra mất ngủ.
– Mất ngủ diễn tiến dưới nhiều hình thức: thức đêm, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tiểu đêm, dị ứng, viêm loét dạ dày, đau răng, đau khớp xương, nhức đầu kinh niên.
– Mất ngủ do thất tình bao gồm: lo lắng, sợ sệt, quá vui, giận hờn, than khóc, thù ghét, yêu thương quá độ làm cho mất ngủ. Cuối cùng mất ngủ biến thành hội chứng rối loạn về tâm lý, làm suy nhược cơ thể, mệt nhọc, căng thẳng về thần kinh, buồn chán hay thất vọng, lâu dần dẫn tới chứng mất ngủ kinh niên.
– Mất ngủ do ăn uống quá no, ăn nhiều chất béo, uống rượu, uống trà, uống cà phê, hút thuốc lá, tuổi già, phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh. Chúng gây sự kích thích làm hưng phấn thần kinh, tạo ra hình thái ngủ gật, chập chờn tỉnh giấc hoặc thức trắng đêm. Tóm lại, sự mệt mỏi gây ra chứng mất ngủ và mất ngủ gây ra sự mệt mỏi.

Sự nghỉ ngơi:

Trước hết cần hiểu, tất cả mọi hoạt động và chức năng của cơ thể được kiểm soát bằng bộ não. Não quan tâm, điều hành mọi thứ, từ các tế bào, mô, đến các cơ quan tim, phổi, gan, mật, dạ dày, ruột, cơ quan sinh lý, suy nghĩ, nói, nghe, hiểu, và cả chuyện nghỉ ngơi hay ngủ suốt 24/24 giờ một ngày. Vì vậy não cần được nghỉ ngơi để khôi phục sức lực. Vậy để não nghỉ ngơi bằng cách nào? Bằng cách tạm ngừng các sinh hoạt về mắt, tai, miệng, lưỡi, tay chân dưới hình thức bất động tạm thời. Nhiều người nhầm lẫn giữa chữ “nghỉ ngơi” và “ngủ”, thường đồng hóa như nhau. Mặc dù cả hai đều rất quan trọng nhưng không giống nhau. Điều kiện của ngủ xảy ra là chỉ khi nào sự ý thức dừng lại. Nói rõ hơn, nghỉ ngơi là một thời kỳ cơ thể gián đoạn sự hoạt động để nó có điều kiện tự phục hồi lại năng lực. Vậy bằng cách nào để nghỉ ngơi? Nhắm mắt lại và thả lỏng tâm tư hoặc tập trung cái nhìn bên trong vào một tụ điểm mà Phật giáo gọi là thiền và Công giáo gọi là tĩnh tâm. Có 4 dạng nghỉ ngơi:
1 – Nghỉ ngơi về vật chất là một hình thức ngưng hoạt động, ngồi hoặc nằm để thư giãn cơ thể.
2 – Nghỉ ngơi về phân tích là hình thức nhắm mắt lại để tránh mọi nhận xét bằng mắt
3 – Nghỉ ngơi về cảm xúc, là hình thức ngưng dùng đầu óc để suy diễn mọi vấn đề.
4 – Nghỉ ngơi về tinh thần, là hình thức ngưng so sánh, ngưng phân biệt bằng tư tưởng.
Dừ nghỉ ngơi bằng cách nào thì yếu tố tạm dừng hoạt động là quan trọng nhất và nghỉ ngơi có giá trị như ngủ. Nghĩa là dù có mất ngủ mà được nghỉ ngơi đầy đủ thì việc ngủ tốt hay mất ngủ không có gì nghiêm trọng. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng nghỉ ngơi đầy đủ và đúng cách còn quan trọng hơn ngủ rất nhiều, bởi vì ngủ mà hoảng loạn, la hét, mơ, co giật, là những hiện tượng không bình thường của cơ thể trong khi nghỉ ngơi đạt tới chỗ tĩnh lặng thì cơ thể luôn luôn được cân bằng, sảng khoái. Trái lại, thiếu sự nghỉ ngơi theo yêu cầu thì chứng mất ngủ lại xuất hiện.
Vậy thì để tìm hiểu chứng mất ngủ là đi tìm nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ để từ đây chúng ta cố gắng cải thiện, sửa chữa cho hoàn hảo. Hãy giải quyết nguyên nhân một cách triệt để nhất.
Đông y với chứng mất ngủ
Đông y xếp chứng mất ngủ vào chứng “Thất miên”. Chứng này thường kèm theo chóng mặt, đau đầu, hồi hộp hay quên phần nhiều có liên hệ tới chức năng hệ thần kinh.
Đông y cũng chia chứng mất ngủ ra làm 4 nguyên nhân bệnh lý:
1 – Do lo nghĩ và lao động nhiều làm hại đến tâm tình, huyết dịch hao tổn, không dưỡng được tâm dẫn đến tâm thần không yên thành mất ngủ.
2 – Do cơ thể suy nhược hay đau yếu lâu ngày khiến thận âm hao tổn nên không nuôi dưỡng được tâm, tâm hỏa khô nóng, thần trí không yên gây ra mất ngủ.
3 – Do ăn uống không điều độ, thức ăn đình trệ trong trường vị lâu ngày thành đàm nhiệt uất lấp bên trong gây nhiễu đọng nên nằm không yên giấc.
4 – Do kinh động bất ngờ làm nhiễu loạn thần trí, sợ sệt, nằm ngủ là mơ, hoảng loạn rồi mất ngủ.
Để chữa chứng mất ngủ, Đông y căn cứ vào 2 yếu tố: Hư và Thực. Thực phần lớn do đàm nhiệt ngăn trở trong phủ, cách trị phải thanh nhiệt, hóa đàm, hòa trung. Chứng hư phần lớn thuộc âm huyết thiếu ở trong Tâm, Tỳ và Can thận. Cách trị là bổ khí huyết, tư âm giáng hỏa.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com