ĐẠI CƯƠNG TÁO BÓN Ở TRẺ EM.

0
565
Biểu hiện của trẻ bị táo bón.

1.Đại cương về táo bón:

Táo bón là một triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, phải ăn thay thế bằng sữa bò, hoặc xảy ra ở trẻ ăn sam không đúng cách, trong khẩu phần ăn thiếu rau xanh hoặc ăn quá nhiều bột, đường… Bệnh không phân biệt về giới, không phân biệt theo mùa và địa dư.

-Một số trẻ do ít vận động hoặc bị mắc một số bệnh về cơ như: nhược cơ,bại liệt, thiểu năng giáp… hoặc mắc một số bệnh ngoại khoa như: dị dạng ống tiêu hóa, phình đại tràng bẩm sinh vô hạch, hẹp hậu môn… sẽ dễ mắc chứng táo bón.

-Trẻ sơ sinh có thể gặp tắc ruột phân sun gay sau đẻ và có tỷ lệ tử vong cao nếu mắc phải, 1 số trẻ nếu sống sót qua thời kỳ sơ sinh, tiên lượng còn phụ thuộc vào nguyên nhân và hậu quả.

-Những trẻ táo bón thường dẫn đến biếng ăn, chậm lớn, thiếu máu và suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc theo dõi, chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ và tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ là quan trọng và cần thiết.

Biểu hiện của trẻ bị táo bón.

2.Nguyên nhân:

a.Nguyên nhân nội khoa:

-Là nguyên nhân hay gặp hơn cả.

-Bệnh không ảnh hưởng nhiều đến toàn trạng, bụng không trướng to, ăn kém, có thể đau bụng âm ỉ.

-Bệnh xảy ra thường do thiếu hiểu biết về cách nuôi dưỡng trẻ như: chế độ ăn nhiều bột, đường, ít rau xanh, uống ít nước nên thiếu chất bã. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: nuôi trẻ bằng sữa bò, trẻ ăn lượng quá ít, cơ thành bụng yếu, trẻ suy dinh dưỡng nặng và tâm lí sợ bẩn, quen dùng thuốc nhuận tràng(hay gặp ở trẻ lớn).

b.Nguyên nhân ngoại khoa:

-Do các dị tật bẩm sinh như: phình đại tràng bẩm sinh,bệnh do không có tế bào thần kinh đám rối của cơ đại tràng, hẹp đại tràng nên đại tràng không có khả năng đẩy phân ra ngoài.

3.Phòng bệnh:

-Tư vấn cho các bà mẹ biết cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em cho từng lứa tuổi.

-Tập cho trẻ có thói quen đại tiện thường xuyên hàng ngày, cho trẻ vận động nhiều, uống đủ nước.

-Đối với những trẻ thường xuyên bị táo bón cần thay đổi về chế độ ăn uống cho trẻ:

+Đối với trẻ còn bú mẹ: cho trẻ bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu sau đẻ, nếu phải ăn thay thế cần có chế độ ăn đúng. Với chế độ ăn sam bột nhiều và kéo dài cần cho trẻ uống thêm nhiều nước, rau, quả.

+Đối với trẻ lớn: khẩu phần ăn thêm rau quả và uống thêm nước, tập thói quen đại tiện đúng giờ, không cho trẻ ngồi bô quá lâu, đồng thời cần tăng cường vận động, luyện tập cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn.

Khẩu phần ăn nhiều rau, củ, quả để tránh táo bón.

+Khi đã táo bón cần thụt tháo bằng nước ấm hoặc dung dịch muối đẳng trương 100-150ml để tống hết phân ra ngoài.

+Hậu môn hẹp cần nong hậu môn hàng ngày.

+Có biến chứng nứt rách hậu môn cần vệ sinh sạch sẽ, dùng thuốc dạng mỡ kháng sinh bôi tại chỗ.

Copy ghi nguồn DaiHocDuoc.com.

link bài viết ĐẠI CƯƠNG TÁO BÓN Ở TRẺ EM.