Đại Cương Về Dược Liệu

0
1734
dược liệu
Dược liệu

1. Định nghĩa :

Dược liệu học là môn học nghiên cứu về sinh học và hóa học những nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc thực vật và động vật (nguồn gốc, hóa học, kiểm nghiệm, tác dụng – công dụng, phân biệt thật – giả Dược liệu)

2. Dược liệu học tập trung vào 4 lĩnh vực chính

– Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc

– Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược liệu

Chiết xuất dược liệu

– Nghiên cứu thuốc mới từ dược liệu

– Những chất tiết ra hay được tách chiết từ cây cỏ, động vật như gôm, nhựa, sáp, tinh dầu, dầu mỡ cũng thuộc phạm vi môn dược liệu

– Môn dược liệu không chỉ nghiên cứu nguyên liệu thô mà cả những tinh chất chiết ra từ dược liệu VD hòe và rutin, dừa cạn và vinblastin,…

– Không có ranh giới giữa cây thuốc và cây lương thực, cây công nghiệp, cây cảnh,…

3. Một số vấn đề còn tồn tại

Thiếu những bằng chứng khoa học cho việc sử dụng dược liệu theo Y học cổ truyền

– Nguồn thông tin không đáng tin cậy

– Nhầm lẫn cây thuốc

– Sử dụng dược liệu hợp lý, an toàn

– Ý thức bảo tồn cây thuốc

– Chất lượng dược liệu

4. Thu hái dược liệu

– Hàm lượng hoạt chất : tùy bộ phận dùng, thay đổi theo mùa, theo chu kỳ phát triển của cây

– Hàm lượng hoạt chất đạt tối đa

– Một số ví dụ

+ Hoè (Sophora japonica Fabaceae)

+ Canhkina (Cinchona sp. Rubiaceae)

Sơ chế dược liệu

– Dược liệu chứa nhiều enzyme : enzyme thuỷ phân, enzyme đồng phân hoá, enzyme oxy hoá, enzyme trùng hợp hoá….

– Các enzyme tồn tại trong cây sau khi thu hái hoạt động mạnh ở nhiệt độ 25ºC đến 50ºC với độ ẩm thích hợp.

– Enzyme tác động lên hoạt chất để chuyển thành các sản phẩm thứ cấp

Ví dụ : + hyoscyamin (belladon, cà độc dược), có dây nối ester →tropanol và acid tropic

+ diosgenin

* Phương pháp phá hủy enzyme bằng cồn sôi : cồn 95o

–thu cồn thuốc hoặc cao thuốc

* Phương pháp dùng nhiệt ẩm : hơi cồn hoặc hơi nước

–hơi cồn : cho dược liệu có màu đẹp, thành phần hóa học không đổi

–hơi nước : dùng với dược liệu cứng, nhược điểm : tinh bột thành hồ

* Phương pháp dùng nhiệt khô : luồng gió nóng 80-110o C

–nhược điểm : môi trường khô khó phân hủy enzym.

Phơi :

–phơi dưới ánh sáng mặt trời

–phơi trong bóng râm : dược liệu là hoa, dược liệu chứa tinh dầu

Sấy (nhiệt độ cao) :

–Nhiệt độ cao và áp suất thường: buồng sấy kiểu hầm thông

–Nhiệt độ cao và áp suất giảm

Đông khô : phương pháp cho tinh thể nước đá thăng hoa ở nhiệt độ thấp và áp suất giảm.

* Chọn lựa sau khi sấy : loại tạp chất, tỷ lệ vụn nát, nhiễm mốc mọt..

* Đóng gói

* Bảo quản : tránh ẩm mốc, mối mọt, kho chứa đạt tiêu chuẩn, các dược liệu được xếp đặt theo từng khu vực để dễ tìm, dễ kiểm soát

Các phương pháp đánh giá dược liệu

* Cảm quan : hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vị

* Sử dụng kính hiển vi : vi phẫu, soi bột

* Phương pháp hóa học : định tính, định lượng

* Phương pháp vật lý

* Phương pháp sắc ký

* Xác định độ ẩm

* Định lượng tro

* Xác định dư lượng bảo vệ thực vật

* Xác định hàm lượng kim loại nặng

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : https://daihocduochanoi.com/dai-cuong-ve-duoc-lieu/