Contents
DẪN XUẤT BENZODIAZEPIN
Các thuốc thuộc dẫn xuất benzodiazepin đều có tác dụng an thần, gây ngủ, nhưng do cường độ tác dụng của chúng khác nhau, vì vậy để tiện sử dụng người ta tạm chia thành:
Các thuốc chủ yếu dùng an thần gồm: diazepam, alprazolam, clodiazepoxid, clonazepam, lorazepam, oxazepam.
Các thuốc chủ yếu dùng gây ngủ gồm: flurazepam, temazepam, triazolam, sutrazepam, flunitrazepam, quazepam, midazolam, estazolam, seduxen 5mg
Dược động học
Các benzodiazepin hấp thu được cả qua đường uống và tiêm. Sau khi uống 30 phút- 6 giờ, thuốc đạt nồng độ tốì đa trong máu, duy trì tác dụng từ 6- 20 giờ. Liên kết với protein huyết tương từ 70- 99%. Thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể, xâm nhập nhanh vào não, qua được nhau thai và sữa mẹ. Các thuốc đều chuyển hóa ở gan bởi nhiều enzym, tạo ra các chất chuyển hóa còn hoạt tính và kéo dài hơn chất mẹ. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Thời gian bán thải khác nhau từ 2- 3 giờ (triazolam) tới 50- 100 giờ (prazepam, flurazepam). Tác dụng của thuốc kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân suy gan, suy thận
Những thuốc in đậm là những thuốc được dùng ở lâm sàng, (*) chất chuyển hóa có hoạt tính
Tác dụng và cơ chế
– Trên thần kinh trung ương:
Các benzodiazepin ức chế thần kinh trung ương nên có tác dụng an thần, gây ngủ. So với các barbiturat thì tác dụng an thần, gây ngủ của benzodiazepin chọn lọc hơn và phạm vi an toàn cũng rộng hơn.
+ An thần, giảm kích thích, căng thẳng, lo lắng, hồi hộp.
+ Gây ngủ: benzodiazepin làm giảm thời gian tiềm tàng và kéo dài toàn thể giấc ngủ, tạo giấc ngủ sâu, nhẹ nhàng, giảm ác mộng và giảm bồn chồn.
+ Chống co giật, động kinh: thuốc có tác dụng với các cơn động kinh cơn nhỏ, động kinh trạng thái. Các thuốc hay dùng điều trị động kinh gồm diazepam , lorazepam, clonazepam và clorazepat.
– Giãn cơ: các benzodiazepin có tác dụng giãn cả cơ vân và cơ trơn khi dùng liều cao nhưng riêng diazepam có tác dụng ngay ỏ liều an thần.
– Các tác dụng khác: giãn mạch, hạ huyết áp nhẹ nên cũng được phối hợp trong đơn thuốc điều trị cao huyết áp. Ngoài ra, còn có tác dụng chống loạn nhịp.
Các receptor của benzodiazepin có nhiều ở vỏ não, hệ viền và não giữa. Các receptor này là một phần của phức hợp receptor GABA- kênh cr
Bình thường khi chưa dùng benzodiazepin (BZD), các receptor của nó bị protein nội sinh (BZD nội sinh) chiếm giữ, khi đó GABA cũng không gắn vào receptor GABA hoàn toàn, kênh cr đóng. Khi có benzodiazepin, do có ái lực mạnh hơn nên đã đẩy protein và chiếm chỗ đồng thời tạo thuận lợi để GABA gắn được vào receptor GABA làm kênh cr mở ra, cr vào tế bào, gây tăng ưu cực làm tăng ức chế thần kinh trung ương. BZD chủ yếu làm tăng tần suất mở kênh cr qua trung gian GABA.
Chỉ định
– Các trạng thái thần kinh bị kích thích, căng thẳng, lo âu.
– Các trạng thái mất ngủ.
– Động kinh cơn nhỏ, co giật do sốt cao, hội chứng cai rượu.
– Tiền mê.
– Các bệnh co cứng cơ.
Tác dụng không mong muốn
– Tác dụng không mong muốn của benzodiazepin thường gặp là buồn ngủ chóng mặt, mất phối hợp vận động, lú lẫn, hay quên.
– Độc tính cấp: xảy ra khi dùng benzodiazepin quá liều. So với các thuốc an thần gây ngủ khác, quá liều benzodiazepin thường ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, độc tính tăng khi dùng đồng thòi vối các chất ức chế thần kinh trung ương khác, nhất là uống rượu. Chất giải độc đặc hiệu là flumazenil- chất đôi kháng trên receptor benzodiazepin.
– Độc tính mạn: khi dùng lâu dài cũng bị lệ thuộc thuốc, nếu ngừng đột ngột cũng sẽ gây hội chứng cai thuốc: đau đầu, chóng mặt, dễ bị kích thích, mất ngủ, run cơ, đau nhức xương khớp… Đe tránh sự lệ thuộc thuốc thì không nên dùng thuốic kéo dài. Nếu phải dùng kéo dài thì trước khi ngừng thuốc cần giảm liều từ từ.
Chống chỉ định
– Bệnh nhân suy hô hấp.
– Nhược cơ.
– Suy gan thận nặng.
Tương tác thuốc
So với barbiturat thì benzodiazepin ít gây tương tác thuốc hơn. Một số tương tác thuốc thường gặp:
– Các thuốc ức chế thần kinh trung ương có tác dụng hiệp đồng tăng cường nên dễ gây độc tính.
– Cimetidin và isoniazid ức chế chuyển hóa benzodiazepin nên làm tăng tác dụng và độc tính của benzodiazepin.
– Rifampicin gây cảm ứng enzym chuyển hóa làm giảm tác dụng của một số benzodiazepin.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com