Điều trị chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản, do K dạ dày, chảy máu đường mật và các nguyên nhân hiếm gặp khác

0
834
Viêm loét đường tiêu hóa
Viêm loét đường tiêu hóa

Chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản

Đây là một biến chứng thường rất nặng trên một bệnh nặng (xơ gan mất bù nặng) nên việc điều trị rất khó khăn phức tạp.
– Truyền máu tươi và Truyền dịch.
– Các thuốc làm co mạch: tinh chất hậu não thùy 20 – 30 đv tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, Lypressin l10 đv, Demopressin 6pg có tác dụng co mạch vành. Hiện nay Somatostatin được ưa chuộng hơn vỉ không làm co mạch vành, biệt dược là Sandostatin, Octreotide ống 50|ig tiêm dưới da hoặc bolus ngày 3-4 ống.
– Cầm máu cơ học bằng sonde Blakemore, có hai bóng: Một nằm trong dạ dày, cho bơm đầy 60ml không khí; và bóng nằm trong thực quản cho bơm đầy 120 – 150ml không khí. Nhưng 24 giờ sau cần xả hơi dần và lấy ra để tránh nhiễm khuẩn, viêm phổi do trào ngược và nhất là gây hoại tử thành thực quản. Do đó có nguy cơ chảy máu tái phát. Ngoài ra còn có tác dụng phụ là sặc chất tiết vào phổi.
– Giảm áp lực cửa bằng đặt ống thông nối tắt cửa – chủ trong gan (endoprothese). Kết quả tốt nhưng khó thực hiện trong bối cảnh quá cấp cứu, tình trạng chung bệnh nhân quá nặng.
– Các phẫu thuật nối tắt cửa – chủ khó thực hiện vì bệnh nhân thường trong tình trạng choáng, suy gan nặng. Kết quả chỉ tạm thời nguy cơ đưa đến hôn mê gan.
– Điều trị dự phòng chảy máu tái phát chủ yếu bằng điều trị giảm áp lực cửa: đặt ống nội giả trong gan, mổ nối tắt Warren, dùng chẹn p như Propanolol viên 40mg. Liều 120 – 160mg/ngày. Chi cho khi đã ngưng chảy máu, có nguy cơ hạ huyết áp và khi chảy máu sẽ làm mất phản xạ trực giao cảm có lợi cho bệnh nhân.

Chảy máu do K dạ dày

Nếu chảy máu vừa phải, thử điều trị bằng truyền máu tươi kết hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc và kháng sinh chống bội nhiễm. Nếu không kết quả làm bilan xâm nhập gấp; nếu không có di căn, mà cầm máu; đồng thời kết hợp cắt bỏ u. Nếu u đã di căn, chỉ phẫu thuật Cầm
máu tạm thời.

Điều trị chảy máu đường mật

Nếu không có giun và sỏi, tích cực điều trị nội khoa bằng kháng sinh mạnh nhằm vào Gr (-) và kỵ khí, chuyền máu tươi tích cực, chống choáng nếu cần. Nếu không ngưng chảy máu, cần mổ để cầm máu.
Nếu có sỏi, ngoài các biện pháp điều trị nội khoa tích cực cần điều trị sỏi. Tốt nhất hiện nay là kéo và tán sỏi qua đường nội soi, kết hợp xẻ cơ Oddi kéo sỏi bằng sonde Dormia hoặc bằng bóng. Nếu không được, cần tán sỏi cơ học rồi kéo xuống sau. Trong trường hợp thất bại mới đặt vấn đề mà để cầm máu và loại bỏ nguyên nhân.
Trong nhiễm khuẩn đường mật còn có thêm biến chứng chảy máu do tiêu sợi huyết. Do đó cần theo dõi để phát hiện nguyên nhân này và điều trị tích cực. Nếu tiêu sợi huyết thì dùng Hemocaprol 4g tiêm tĩnh mạch lg/giờ hoặc Transxamic acid 10mg/kg tĩnh mạch mỗi 8 giờ. Nếu chảy máu do C1VD thì cần truyền máu tươi nhất là tiểu cầu để giữ >100.000/mm3 và nhất là dùng heparin phối hợp 100 đv/kg mỗi 4-6 giờ. Chẩn đoán dựa vào chảy máu nhiều nơi, thời gian chảy máu kéo dài, tiểu cầu rất giảm, PDF (+) (produit degradation de la Fibrin).

Chảy máu dạ dày do các nguyên nhân hiếm gặp khác

Ngoài điều trị triệu chứng nhằm mục đích bù lại lượng máu mất, các yếu tố đông máu, cần điều trị nguyên nhân như trong bạch cầu cấp bằng corticoid, hóa liệu pháp; trong Hemogenin bằng corticoid, Hemophilie bằng các yếu tố VIII, IX, XI…

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com 

link bài viết tại : Điều trị chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản, do K dạ dày, chảy máu đường mật và các nguyên nhân hiếm gặp khác