Điều trị và biến chứng bệnh chốc

0
560
bệnh chốc
FIG.3-40

 

Chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da rất phổ biến, đặc trưng bởi các thương tổn cơ bản là bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ, dập vỡ đóng vảy tiết.

Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị.

Bệnh có thể gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh chốc ở trẻ

1.ĐIỀU TRỊ

Kết hợp thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân.

Chống ngứa: tránh tự lây truyền.

Điều trị biến chứng nếu có.

Tại chỗ:

+ Ngâm tắm ngày một lần bằng nước thuốc tím loãng 1/10.000 hoặc các dung

dịch sát khuẩn khác.

+  Bọng  nước,  bọng  mủ:  chấm  dung  dịch  màu  vào  buổi  sáng  (milian,

castellani, dung dịch eosin 2%…)

+ Trường hợp nhiều vảy tiết: đắp nước muối sinh lý 9‰, nước thuốc tím 1/10.000 hoặc dung dịch Jarish lên tổn thương, đắp liên tục đến khi bong hết vảy, hoặc bôi mỡ kháng sinh như mỡ mupirocin hoặc kem axít fucidic, erythromycin…ngày hai đến ba lần.

 

Bôi kem

Toàn thân:

Chỉ định khi tổn thương nhiều, lan tỏa

 

Kháng sinh

Liều lượng
Người lớn Trẻ em
Cephalexin 250m gx 4 lần/ ngày, uống 25 mg/kg/ngày chia 4 lần, uống
Docloxacin 250m gx 4 lần/ ngày, uống 12 mg/kg/ngày chia 4 lần, uống
Clindamycin 300-400mg x 3 lần/ ngày, uống 10-20mg/kg/ngày chia ba lần, uống
Amoxicillin/ clavulanic 875/125mg x2 lần/ ngày, uống 25 mg/kg/ngày chia hai lần, uống
Trường hợp do tụ cầu vàng kháng methicilin
Trimetroprim – sulfamethoxaxol 30mg/kg/ngày, chia hai lần, uống 8-12mg/kg,  chia 2 lần, uống
Vancomycin 30 mg/kg/ngày, chia 4 lần (không dùng quá 2g/ngày), pha loãng truyền tĩnh mạch chậm 40mg/ngày chia 4 lần (cứ 6 giờ tiêm TM chậm hoặc truyền TM 10mg/kg)

 

Thời gian dùng kháng sinh: 5-7 ngày.

Kháng histamine tổng hợp nếu có ngứa.

Nếu chốc kháng thuốc hoặc chốc loét phải điều trị theo kháng sinh đồ

Nếu có biến chứng: chú trọng điều trị các biến chứng.

 

BIẾN CHỨNG

Tại chỗ

Chàm hoá: ngoài tổn thương của chốc còn xuất hiện thêm các tổn thương của chàm. Đó là các mụn nước tập trung thành từng đám, phân bố quanh tổn thương chốc hoặc rải rác khắp cơ thể, ngứa nhiều. Khi điều trị cần phối hợp điều trị chàm.

Chốc loét

+ Điều kiện thuận lợi: vệ sinh kém, tiểu đường, giảm bạch cầu, trẻ suy dinh dưỡng hoặc sau sởi do giảm sức đề kháng.

+ Lúc đầu là chốc thông thường, nếu không được điều trị bọng nước sẽ lan rộng, sau khi vỡ để lại vết loét sâu xuống trung bì với dấu hiệu “đục lỗ: punched- out” trên phủ vảy tiết màu vàng xám bẩn, bờ rắn, gờ cao, màu tím.

Vị trí hay gặp ở chi dưới.

Nếu không điều trị, loét có thể rộng trên 2-3cm. Tổn thương lâu lành, để lại sẹo xấu.

Viêm quầng, viêm mô bào: tổn thương cơ bản là mảng đỏ, phù nề, cứng, đau, giới hạn rõ, bờ nổi cao, có thể có bọng nước hoặc hoại tử.

Toàn thân

Viêm đường hô hấp

Nhiễm khuẩn huyết

Viêm màng não

Viêm cơ

Viêm cầu thận cấp: chiếm 2-5% các trường hợp chốc, chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi nhưng tiên lượng tốt hơn ở người lớn. Thời gian trung bình từ lúc có bệnh chốc đến khi có biến chứng khoảng 2 – 3 tuần.

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Điều trị và biến chứng bệnh chốc