Điều trị và dự phòng viêm da tiếp xúc dị ứng

0
714
Viêm da tiếp xúc dị ứng

Khái niệm

  • Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp hoặc mạn tính của da với một số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da

    Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Là bệnh thường gặp, chiếm 1,5 – 5,4% dân số thế giới. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới và mọi nghề khác
  • Tổn thương là dát đỏ, mụn nước, có khi loét trợt hoại tử, ngứa. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát nếu không phát hiện và loại trừ được dị nguyên.
  • Viêm da dị ứng là phản ứng tăng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên, thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra cấp tính gây đỏ da, phù nề và mụn nước với các mức độ khác nhau hoặc tiến triển mạn tính. Nguyên nhân là do da bị phơi nhiễm với các tác nhân hóa học, lý học. Có tới trên 3700 dị nguyên đã được xác định gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người.

Nguyên nhân

Cơ chế sinh bệnh

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng quá mẫn chậm.

Một số dị ứng nguyên chính

  1. Họ kim loại: nickel, cobalt, chromates đồng
  2. Họ thuốc bôi: chất màu, dung dịch dầu
  3. Một số băng dính, chất dẻo, cao su
  4. Thực vật
  5. Ánh sáng

 

Tiêu chuẩn Viêm da tiếp xúc do môi trường Phản ứng dị ứng với ánh sáng
Đặc điểm TT lâm sàng Chàm tiết dịch, khô hoặc

lichen hóa

Chàm tiết dịch, khô hoặc

lichen hóa

Vị trí cùng bị bệnh Phần hở, bờ không rõ nét Da hở
Vùng mặt cổ, nơi ít tiếp

xúc ánh nắng

Không
Test thượng bì (+) với dị nguyên gây bệnh (-)
Test ánh sáng (-) (+)

 

Phân biệt với các bệnh :

Điều trị

Nguyên tắc chung

  • Tất cả các phương pháp điều trị triệu chứng sẽ bị thất bại nếu như không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh.

Điều trị cụ thể

  • Viêm da dị ứng cấp tính, lan tỏa toàn thân có thể chỉ định corticoid toàn thân liều thấp 15-20mg/ngày x 3 ngày sau giảm liều xuống 5mg/ngày x 3 ngày rồi ngừng điều trị.
  • Điều trị tại chỗ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, thường sử dụng các chế phẩm có

Dự phòng

+ Phòng bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng gồm nhiều biện pháp, đặc biệt đối với bệnh da nghề nghiệp.

+ Các biện pháp dự phòng gồm:

  • Dự phòng tiên phát
  • Dự phòng thứ phát
  • Dự phòng cơ địa.

+ Hai điểm cần chú ý là:

  • Mang găng tay phù hợp sẽ tránh hoặc giảm nhiều triệu chứng bệnh.
  • Sử dụng kem bảo vệ có tác dụng tương đối tùy theo hoàn cảnh bị bệnh, có hiệu quả hơn đối với viêm da tiếp xúc kích ứng.