Điều trị và phòng bệnh phong

0
480

 

 

Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng kinh diễn do trực khuẩn Mycobacterium leprae (M. leprae) gây nên.

  • Miền Bắc gọi là bệnh hủi, miền Nam gọi là bệnh cùi
  • Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở da và thần kinh ngoại biên
  • Bệnh có thể gây các tàn tật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
  • Chính những tàn tật này làm cho người bệnh bị xa lánh, kỳ thị.

    Bệnh phong gây tàn tật

Ngày nay, bệnh phong sẽ được chữa khỏi hoàn toàn bằng đa hóa trị liệu và hạn chế được tàn tật do bệnh gây ra

ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu điều trị

  • Dùng thuốc đa hóa trị liệu đẻ cắt đứt nguồn lây nhanh, bệnh nhân khỏi bệnh
  • Phòng và chữa tàn tật cho bệnh nhân bằng vật lí trị liệu và thể dục liệu pháp

Từ 1981- nay: Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng Đa hóa trị liệu (MDT: Multidrug Therapy) bao gồm các thuốc: rifampicin, clofazimin, dapson (DDS) để điều trị bệnh phong.

Phác đồ điều trị bệnh phong người lớn

  •  Thể ít vi khuẩn (PB):

+ Rifampicin 600mg: 1 tháng uống 1 lần (có kiểm soát).

+ DDS 100mg/ngày: tự uống hàng ngày.

Thời gian điều trị: 6 tháng.

  • Thể nhiều vi khuẩn (MB):

+ Rifampicin 600mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

+ Clofazimin 300mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

+ Clofazimin 50mg: tự uống hàng ngày.

+ DDS 100mg: tự uống hàng ngày. Thời gian điều trị: 12 tháng.

Phác đồ điều trị bệnh phong trẻ em

  • Thể ít vi khuẩn (PB: Paucibacillary):
Thuốc < 10 tuổi 10-14 tuổi
Liều mỗi tháng uống 1 lần Rifampicin 300mg 450mg
DDS 25mg 50mg
Liều mỗi ngày DDS 25mg 50mg

Thời gian điều trị: 6 tháng.

  •  Thể nhiều vi khuẩn (MB: Multibacillary):
Thuốc < 10 tuổi 10-14 tuổi
Liều mỗi tháng uống 1 lần Rifampicin 300mg 450mg
DDS 25mg 50mg
Liều mỗi ngày DDS 25mg 50mg

Thời gian điều trị: 12 tháng.

TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  • Bệnh phong nếu được phát hiện kịp thời, điều trị đúng, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
  • Nếu phát hiện muộn, điều trị không đúng, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng gây tàn tật.

PHÒNG BỆNH

Phòng bệnh cấp I

Phòng bệnh phong
  • Tuyên truyền để người dân có quan niệm đúng về bệnh phong : là bệnh nhiễm trùng mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn
  • Giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể trạng để chống đỡ bệnh tật
  • Biết được những dấu hiệu của bệnh đi khám và theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa

Phòng bệnh cấp II

  • Người bệnh cần được uống thuốc đủ liều, đủ thời gian, đúng quy định, tự chăm sóc để phòng tránh tàn tật

Phòng bệnh cấp III

  • Những trường hợp nặng hoặc có biến chứng, tàn tật cần phải chuyển lên chuyên khoa Da liễu điều trị mới có kết quả.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Điều trị và phòng bệnh phong