Contents
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
- Dùng thuốc chống khô da, dịu da.
- Chống nhiễm trùng.
- Chống viêm.
- Tư vấn cho người bệnh và gia đình biết cách điều trị và phòng bệnh.
Điều trị tại chỗ
Tắm
+ Tắm hàng ngày bằng nước ấm với xà phòng có ít chất kiềm.
+ Sau khi tắm dùng các thuốc làm ẩm da.
Thuốc
+ Corticoid được dùng nhiều trong điều trị viêm da cơ địa. Trẻ nhỏ dùng loại hoạt tính yếu như: hydrocortison 1-2,5%.
- Trẻ lớn và người lớn dùng loại có hoạt tính trung bình: desonid, clobetason butyrat.
- Với những tổn thương lichen hóa, vị trí da dầy có thể dùng loại corticoid hoạt tính mạnh hơn như clobetasol propionat.
Lưu ý: với tổn thương vùng da mỏng, nhạy cảm như mặt dùng mỡ corticoid nhẹ hơn, ít ngày, còn vùng da dày, lichen hoá thì dùng loại mạnh hơn để giảm ngứa, giảm viêm.
Cần tính để lượng thuốc bôi trong 1 tuần và giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát.
+ Có thể dùng mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid có thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.
+ Đắp dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%.
+ Làm ẩm da bằng urea 10%, petrolatum đối với vùng da khô.
+ Thuốc bạt sừng bong vảy như mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic.
+ Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus nồng độ 0,03-0,1% rất hiệu quả đối với viêm da cơ địa, tuy nhiên thuốc đắt tiền và hay gặp kích ứng da trong thời gian đầu sử dụng, giãn mạch.
Điều trị toàn thân
+ Kháng histamin H1: Chlorpheniramin 4mg × 1-2 viên/ngày.
Fexofenadin 180mg × 1 viên/ngày. Certerizin 10mg × 1 viên/ngày
+ Kháng sinh chống nhiễm khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu. Cho kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 là tốt nhất, cho một đợt từ 10-14 ngày.
+ Corticoid: có thể được chỉ định trong thời gian ngắn khi bệnh bùng phát nặng. Không dùng thuốc kéo dài.
Prednisolon 5mg × 2-4 viên/ngày × 7 ngày
+ Các thuốc khác như cyclosporin, methotrexat.
Tiến triển và biến chứng
- Khoảng 70% trẻ bị viêm da cơ địa sẽ khỏi khi lớn lên. Còn lại 30% kéo dài dai dẳng.
- Khoảng 30-50% người bệnh viêm da cơ địa sẽ xuất hiện thêm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
Phòng bệnh
- Giáo dục người bệnh, người nhà người bệnh kiến thức về bệnh, yếu tố khởi động, quan điểm điều trị, lợi ích và nguy cơ.
- Giảm các yếu tố khởi động: giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress, nên mặc đồ vải
- Tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°C, ngay sau khi tắm xong bôi thuốc ẩm da, dưỡng Nếu dùng xà phòng thì chọn loại ít kích ứng.
- Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích.
- Bôi thuốc làm ẩm da hàng ngày nhất là về mùa đông, ngày 2-3 lần.
- Giữ độ ẩm không khí trong phòng.
- Ăn kiêng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, trẻ nhỏ, khi đã xác định rõ loại thức ăn gây kích thích.