Dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

0
466
cho con bú
Trẻ dưới một tuổi

Cơ thể trẻ dưới 1 tuổi là một cơ thể phát triển rất nhanh, đặc biệt là trong năm đầu tiên:

  • 5 tháng sau khi sinh đứa trẻ nặng gấp đôi so với cân nặng lúc đẻ, sau một năm cân nặng tăng lên gấp 3
  • Khi 1 năm tuổi sẽ nặng 9 – 10kg.
  • Đứa trẻ lớn lên từ sữa mẹ và thức ăn.

Sữa mẹ

Nguồn sữa mẹ

Bú mẹ hoàn toàn rất quan trọng, đặc biệt là trong những tuần đầu sau đẻ.

Sữa mẹ có một số đặc điểm dinh dưỡng sau đây:

  • Năng lượng: 600 – 700 Kcal/lít.
  • Protein: Sữa mẹ là sữa albumin, 25% protein của sữa mẹ được hấp thu ngay tại dạ dày.
  • Lipid: 50% chất béo có trong sữa mẹ là axit béo không no. Do vậy, cũng rất dễ hấp thu.
  • Glucid: Chủ yếu là b-lactoza dễ tiêu hoá đồng thời là môi trường tốt cho vi khuẩn Bifidus – một loại vi khuẩn có khả năng ngăn cản các vi khuẩn đường ruột không có lợi khác phát triển.

Ăn bổ sung

Ăn bổ sung cho trẻ

Trong năm đầu tiên, đứa trẻ trải qua một sự thay đổi rất quan trọng về dinh dưỡng: Chuyển từ chế độ bú sữa mẹ dần sang chế độ ăn bổ sung với các thức ăn đa dạng.

Hiện nay, nhiều bà mẹ thường cho con mình ăn bổ sung quá sớm, khi trẻ mới được 2 – 3 tháng tuổi hoặc thậm chí có nơi cho trẻ ăn bổ sung ngay từ tháng đầu tiên, ngược lại cũng có bà mẹ cho con ăn bổ sung quá muộn. Cho ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn đều gây ra những bất lợi cho trẻ.

Sử dụng các thực phẩm khác và các loại nước có thể gây cản trở hấp thụ các chất dinh dưỡng quí có trong sữa mẹ như sắt, kẽm…

Người ta cũng thấy rằng, giai đoạn trẻ ăn bổ sung cũng chính là giai đoạn trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt những trẻ được nuôi dưỡng trong điều kiện vệ sinh kém.

Năng lượng từ thức ăn bổ sung: tận dụng được nguồn sữa mẹ, đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu năng lượng chung của trẻ.

Theo WHO (1998), năng lượng từ thức ăn bổ sung cần cho trẻ theo lứa tuổi ở các nước đang phát triển như sau:

Tuổi (tháng) Năng lượng đòi hỏi từ thức ăn bổ sung (Kcal)
Nhu cầu Nhu cầu trung bình Làm tròn
6 – 8 73 – 465 269 275
9 – 11 229 – 673 451 450

WHO/FAO/UNU đã đề nghị:

  • Nhu cầu năng lượng cho trẻ ở lứa tuổi này là 112/Kcal/kg/24h
  • Nếu cho trẻ ăn ba bữa 1 ngày thì đậm độ năng lượng là 1,05kg/g thức ăn.
  • Nếu đậm độ năng lượng thấp hơn thì phải cho ăn tăng bữa và tối thiểu trẻ phải được ăn 30 g/kg(cân nặng cơ thể) trong mỗi bữa ngoài sữa mẹ.
  • Khuyến nghị là lượng chất béo trong khẩu phần của trẻ nên là 30 – 45% năng lượng.

Phương pháp cho ăn: Theo Paplop “Chỉ khi nào người ta muốn ăn thì việc đó mới đem lại lợi ích tối đa, còn khi người ta không muốn ăn mà bắt ép thì sẽ không có kết quả”.

Ngoài ra, việc cho ăn một chế độ ăn đơn điệu (thường gặp ở những vùng khan hiếm thực phẩm) cũng làm hạn chế lượng thức ăn ăn vào của trẻ. Việc thay đổi thực đơn, mùi vị, màu sắc, độ lỏng đặc… sẽ làm cho trẻ ăn ngon hơn, nhiều hơn.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi