Định nghĩa, phân loại và tính chất chung của các thuốc gây tê dùng trong ngoại khoa

0
891
Thuốc tê

ĐẠI CƯƠNG GÂY TÊ

Thuốc tê

Đinh nghĩa

Gây tê là một phương pháp vô cảm sử dụng phương tiện lý, hóa học làm mất cảm giác trên một vùng nhất định của cơ thể, vẫn duy trì ý thức của bệnh nhân.

Phân loại

Gây tê được chia thành hai phương pháp:

+ Gây tê tại chỗ (local anesthesia).

+ Gây tê vùng (regional anesthesia).

  • 1. Gây tê tại chỗ: Gây tê tại chỗ là phương pháp dùng các tác nhân vật lý – hóa học tác động trực tiếp lên những nhánh tận cùng của thần kinh ngoại vi.

Phương pháp này bao gồm:

+ Gây tê bề mặt (surface anesthesia): thực hiên bằng cách nhỏ, phun, bôi thuốc tê lên bề mặt niêm mạc. Phương pháp này thường dùng trong các phẫu thuật mắt, tai, mũi, họng, nội soi, răng miệng.

+ Tiêm ngấm (infiltration anesthesia): còn gọi là phương pháp Visnepxki, thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê theo từng lóp tổ chức. Chỉ sử dụng cho các trường hợp mổ nhỏ, mổ nông, chích rạch áp xe…

+ Gây lạnh:

  • – Phun các loại thuốc mê bốc hơi nhanh lên mặt da (kêlen): dùng trong chích tháo mủ áp xe, mụn, nhọt…
  • – Làm lạnh bằng nước đá: là phương pháp cổ điển, sử dụng trong các trường hợp cắt đoạn chi ở bệnh nhân có thể trạng rất kém, không sử dụng được các phương pháp vô cảm khác.

Cách thực hiện: đặt một garo khoảng 10cm phía trên vị trí sẽ mổ sau khi đã chườm đá vùng đó rồi ngâm chi trong bể nước đá:

  • Chi trên 90 phút.
  • Chi dưới 150 phút.
    • 2. Gây tê vùng (regional anesthesia):

Gây tê vùng là phương pháp dùng thuốc tê tác dụng trực tiếp lên các đường dẫn truyền thần kinh (thân, đám rối, rễ thần kinh) qua đó làm mất cảm giác ở một vùng tương ứng do thần kinh đó chi phối.

Gây tê vùng bao gồm:

+ Gây tê đám rối thần kinh cổ.

+ Gây tê đám rối thần kinh cánh tay.

+ Gây tê ngoài màng cứng.

+ Gây tê dưói màng nhện (gây tê tủy sống).

+ Gây tê tĩnh mạch.

+ Gây tê trong xương.

Tính chất chung của các thuốc tê

Đã có nhiều giả thuyết nói về cơ chế tác dụng của thuốc tê như thuyết enzym, thuyết Lypoit của Mayer – Overton… nhưng thuyết ion của Eccler được nhiều người chấp nhận hơn. Theo thuyết này, thuốc tê ngăn chặn sự dẫn truyền xung động bằng cách ngăn cản các ion Na+ qua màng tế bào thần kinh, làm chúng không khử cực được.

+ Cường độ, thời gian tiềm tàng (latency), thời gian tác dụng của thuốc tê (duration) phụ thuộc vào:

  • – Loại thuốc tê.
  • – Liều lượng (nhiều hay ít).
  • – Dùng đơn thuần hay pha vói thuốc co mạch.
  • – Nồng độ thuốc tê được sử dụng (cao hay thấp).

+ Sự nhạy cảm của các sợi thần kinh vói thuốc tê phụ thuộc vào đưòng kính của nó. Các sợi có kích thưóc nhỏ tác dụng trưóc, kích thưóc lón tác dụng sau theo thứ tự.

  • – Sợi thực vât.
  • – Sợi cảm giác (nóng, lạnh, đau, xúc giác).

+ Sự hồi phục của các sợi sẽ theo chiều ngược lại.

+ Các thuốc tê chủ yếu bị phân hủy ở gan, một phần ở tổ chức bởi các men đặc hiệu cho từng loại thuốc. Sản phẩm phân hủy của thuốc đào thải qua thân, phổi, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ thải nguyên chất (khoảng 5%).

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com