GIỚI THIỆU VỀ DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM 2006

0
670
DƯỢC THƯ QUÔC GIA VIỆT NAM

NỘI DUNG DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM

Bao gồm 4 phần chính:

  • Phần chuyên luận chung
  • Phần chuyên luận thuốc
  • Phần phụ lục
  • Phần mục lục tra cứu
DƯỢC THƯ QUÔC GIA VIỆT NAM

Phần chuyên luận chung

Các chuyên luận chung cung cấp cho thầy thuốc một số kiến thức chung, cơ bản, cần thiết về thực hành sử dụng thuốc trong điều trị, bao gồm 16 chuyên mục như sau:

Kê đơn thuốc

  • Thuốc dùng trong thời kỳ mang thai và cho con bú
  • Tương tác thuốc
  • Phòng ngừa và xử trí phản ứng thuốc có hại và tác dụng phụ (ADR)
  • Nguyên tắc sử dụng thuốc ở trẻ em
  • Ngộ độc và thuốc giải độc
  • Dị ứng thuốc và cách xử trí
  • Điều trị hợp lý bệnh hen
  • ảnh hưởng của một số bệnh đối với liều dùng và nguyên tắc điều chỉnh liều của thuốc
  • Sử dụng hợp lý các thuốc kháng virus và điều trị nhiễm khuẩn cơ hội ở người bệnh bị HIV/ AIDS
  • Sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh
  • Định hướng sử dụng các cephalosporin
  • Sử dụng hợp lý thuốc kháng động kinh
  • Thuốc chống loạn thần, xử trí các tác dụng không mong muốn
  • Giảm đau

Xem thêm: [Cập Nhật] Dược Thư Quốc Gia Việt Nam Tái Bản Lần Hai 2018.

Phần các chuyên luận thuốc

Giới thiệu về 500 chuyên luận thuốc gốc.

Mỗi chuyên luận được trình bày theo bố cục thống nhất với nội dung như sau:

Tên chuyên luận: Thuốc được ghi tên Việt Nam, viết theo danh pháp trong Dược điển Việt Nam đã được Bộ Y tế cho phép áp dụng, dựa trên nguyên tắc chung là Việt hoá một cách hợp lý các thuật ngữ dược phẩm theo tên chung quốc tế tiếng Latin (DCI Latin), tránh làm thay đổi mặt chữ khác nhiều so với thuật ngữ quốc tế như: bỏ các âm cuối trong tên thuốc theo chữ Latin: um, ium, us; phụ âm nhắc lại 2 lần thì bỏ 1 nếu không gây nhầm lẫn, chữ “h” vẫn đọc được theo phát âm tiếng Việt thì để nguyên, nếu ngược lại thì bỏ.

Ví dụ “Ampicillinum” (tên Latin) chuyển sang tên Việt Nam là “Ampicilin”, “chloramphenicol” (tên Latin) chuyển sang tên Việt Nam là “cloramphenicol”

Nội dung một chuyên luận: Là những thông tin  khá đầy đủ và toàn diện về thuốc và cách sử dụng thuốc, mỗi chuyên luận thường có 18 mục như sau:

  1. Tên chung quốc tế: INN (International Nonproprietary Name) viết theo tên tiếng Anh.
  2. Mã ATC (The Anatomical Therapeutic Chemical Code)
  3. Dạng thuốc và hàm lượng: Dạng bào chế hiện có trên thị trường và hàm lượng.
  4. Dược lý và cơ chế tác dụng: Cung cấp các thông tin cơ bản về cơ chế tác dụng; tác dụng dược lý, tính chất dược động học của thuốc như khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ, gắn kết protein, nửa đời của thuốc…
  5. Chỉ định: Cung cấp thông tin về tác dụng chữa bệnh của thuốc.
  6. Chống chỉ định: Nêu các trường hợp cần tránh dùng thuốc.
  7. Thận trọng: Các trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc, ví dụ đối với trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh về gan, thận…
  8. Thời kỳ mang thai: Hướng dẫn và những điểm chú ý về dùng thuốc cho người mang thai.
  9. Thời kỳ cho con bú: Hướng dẫn và những điểm chú ý về dùng thuốc cho người đang thời kỳ cho con bú.
  10. Tác dụng không mong muốn (Adverse Drug Reactions – ADR): Là những phản ứng độc hại, không mong muốn, xảy ra ở liều thường dùng cho người trong dự phòng, chuẩn đoán và điều trị. Trong DTQGVN, các tác dụng phụ của thuốc được chia làm ba loại: Loại thường gặp là ADR xảy ra trên 1% số người dùng thuốc, loại ít gặp là ADR xảy ra dưới 1% và lớn hơn 0,1% số người dùng thuốc, loại hiếm gặp là ADR xảy ra dưới 0,1% số người dùng thuốc.
  11. Hướng dẫn cách xử trí ADR
  12. Liều lượng và cách dùng: Liều lượng ghi trong Dược thư quốc gia nhằm hướng dẫn chung về liều lượng thường dùng cho người lớn và trẻ em. Các liều này là  liều có tác dụng điều trị ở người lớn hoặc trẻ em  sau khi uống, trừ trường hợp có ghi rõ đường dùng khác. Liều lượng ghi trong Dược thư quốc gia là liều thông thường có tính chất hướng dẫn, thầy thuốc có thể cho cao hơn hoặc thấp hơn liều thông thường để đạt được điều trị tối ưu trên từng trường hợp người bệnh cụ thể.
  13. Tương tác thuốc: Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc (hiện tượng tác dụng đối kháng hoặc hiệp đồng). Một thuốc có thể làm giảm (hoặc mất) tác dụng của thuốc khác đó là tác dụng đối kháng; ngược lại là tác dụng hiệp đồng (có khi tác dụng tăng cường đến mức gây độc cho người bệnh), vì vậy cần thận trọng và khi thật cần thiết mới dùng chung các thuốc đó với nhau.
  14. Độ ổn định và bảo quản
  15. Tương kỵ: Thuốc không được trộn lẫn với thuốc khác vì xảy ra phản ứng của các thuốc với nhau, ngoài cơ thể.
  16. Quá liều và xử trí: Các triệu chứng ngộ độc thuốc khi dùng quá liều và cách xử trí.
  17. Thông tin quy chế: Những thông tin trong qui chế của Bộ Y tế đối với thuốc (thuốc độc bảng A, B; thuốc hướng thần, thuốc thiết yếu)

Phần phụ lục: Gồm 3 phụ lục

  • Phụ lục 1. Xác định diện tích bề mặt cơ thể từ chiều cao và cân nặng: Tra bảng có sẵn khi cần biết diện tích bề mặt cơ thể nhằm xác định liều lượng thuốc cho người bệnh.
  • Phụ lục 2. Pha thêm thuốc tiêm vào dịch truyền tĩnh mạch: Do nhu cầu điều trị, nhiều khi phải pha thêm thuốc tiêm tĩnh mạch vào dịch truyền. Chuyên luận này gồm những nguyên tắc chung pha trộn các thuốc tiêm tĩnh mạch vào dịch truyền để đưa thuốc vào đường truyền tĩnh mạch.
  • Phụ lục 3. Phân loại thuốc theo mã điều trị – giải phẫu – hoá học (Mã ATC: Anatomical – Therapeutic – Chemical Code).

 Phần mục lục tra cứu

Mục lục tra cứu bao gồm tên thuốc gốc và một số tên thương mại. Với những thuốc có quá nhiều tên thương mại chỉ giới thiệu một số tên phổ biến. Các tên thương mại của thuốc trong nước được giới thiệu ưu tiên cho những sản phẩm của các xí nghiệp dược phẩm đã đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).

Tra cứu online Dược thư quốc gia Việt Nam mới nhất tái bản lần 3 năm 2022 dưới đây

 

copy ghi nguồn : daihoducohanoi.com

Link tại : Giới thiệu về dược thư Quốc gia Việt Nam