Hậu quả và nguyên nhân của béo phì

0
477
BÉO PHÌ

1. Hậu quả của béo phì

Hậu quả của béo phì
  • Các biến chứng và bệnh tật kết hợp với béo phì là rất phong phú và đa dạng quy tụ thành một hội chứng được gọi là hội chứng X hoặc “Hội chứng chuyển hoá”
  • Hội chứng chuyển hoá bao gồm:

– Tăng tính kháng insulin, tăng insulin máu.

– Đái tháo đường và các biến chứng của đái tháo đường.

– Đau khớp kiểu thoái hoá.

– Tăng tỷ lệ bị sỏi mật, bị ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt.

– Rối loạn lipoprotein máu, tăng triglycerid máu, giảm HDL – cholesterol.

– Tăng huyết áp, rối loạn huyết khối tắc mạch.

– Tăng tai biến về bệnh tim mạch, mạch máu não.

  • Người béo phì thường trì trệ trong sinh hoạt, phản ứng chậm chạp, kém lanh lợi nên dễ bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
  • Trong cuộc sống thường mất đi sự thoải mái, thường có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu, tê buồn ở hai chân, thường giảm hiệu suất lao động.
  • Người béo phì dễ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim do mạch vành, đái tháo đường, dễ bị rối loạn dạ dày và ruột.
  • Phụ nữ lứa tuổi 20 – 30 bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật tăng gấp 6 lần so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
  • Những phụ nữ béo phì dễ bị rối loạn kinh nguyệt, đến tuổi mãn kinh thì các nguy cơ như ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư tử cung tăng lên.
  • Ở nam giới, bệnh ung thư thận, tuyến tiền liệt gặp ở người béo nhiều hơn.

2. Nguyên nhân béo phì

Nguyên nhân béo phì
  • Chế độ ăn giàu lipid hoặc đậm độ nhiệt cao có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng tỷ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo thường ngon hơn nên người ta ăn quá thừa mà không biết.
  • Hoạt động thể lực: Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, dành nhiều thời gian cho việc xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại, lái xe, ăn uống…
  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì, những trẻ em béo thì thường có cha mẹ béo. Tuy vậy, nhìn trên đa số cộng đồng yếu tố này không lớn.
  • Yếu tố kinh tế – xã hội: Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người béo ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu ăn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khăn) và béo phì như là một đặc điểm của giàu có. Ở các nước đó phát triển, khi thiếu ăn không còn phổ biến nữa thì tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với tầng lớp trên

3. Yếu tố nguy cơ của thừa cân béo phì

Đánh giá yếu tố nguy cơ của thừa cân béo phì, người ta thấy có một số yếu tố nguy cơ phổ biến, trong đó nếu bệnh nhân có 3 yếu tố nguy cơ trở lên đó mắc bệnh có liên quan đến thừa cân, béo phì có thể phân loại là có nguy cơ cao của rối loạn có liên quan tới béo phì, cụ thể như sau:

– Tăng huyết áp.

– Hàm lượng lipit có tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein) LDL – Cholesterol > 160 mg/dl (4,1 mmol/l)

–  Hàm lượng lipit có tỷ trọng cao (High Density Lipoprotein) HDL – Cholesterol  < 35 mg/dl (0,9mmol/l)

– Glucose máu lúc đói 110 – 125 mg/dl hoặc 6,1 – 6,9 mmol/l.

– Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh tim mạch.

– Tuổi trên 45 với nam giới và trờn 55 với phụ nữ.

– Hút thuốc lá.

Việc có mặt của các yếu tố nguy cơ cao cũng cần xem xét tới việc cần thiết phải điều trị béo phì và nghiệm pháp làm giảm lipit máu và huyết áp.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Hậu quả và nguyên nhân của béo phì