-
Contents
KHÁI QUÁT VỀ CHẢY MÁU TIÊU HÓA CAO
Chảy máu tiêu hóa cao là chảy máu ống tiêu hóa trên góc Treitz, không kể chảy máu từ răng lợi. Chảy máu tiêu hóa cao thường biểu hiện hoặc là dưới hình thức nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu, hoặc cả hai. Bất luận số lượng nhiều hay ít, chảy máu có thể tự Cầm hoặc ngược lại có thể nặng ra và có thể dẫn đến tử vong. Trong lần khám đầu tiên chúng ta không thể tiên lượng được hết diễn tiến, nên trước một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần phải được nhập viện để theo dõi, đánh giá mức độ chảy máu, chẩn đoán nguyên nhân và vị trí chảy máu, nhất là có biện pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
2.1. Những nguyên nhân từ thực quản
2.1.1. Chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản
Như trong xơ gan, trong tăng áp tĩnh mạch cửa từng phần, trong giãn tĩnh mạch thực quản bẩm sinh.
Cơ chế chính ở đây là do áp lực trong hộ của tăng quá mức, làm tăng áp lực trong các búi tĩnh mạch trướng, cho nên có thể gây ra bệnh cảnh rất đột ngột và nặng nề mà người ta thường gọi là vỡ tĩnh mạch trướng thực quản. Tuy nhiên, còn do tác dụng ăn mòn của thức ăn, của dịch vị trào ngược, và sự thiếu nuôi dưỡng tưới máu niêm mạc các tĩnh mạch bị trướng, gây viêm loét và hoại tử vách tĩnh mạch.
2.1.2. K thực quản
Gây viêm loét, hoại tử và chảy máu từ các mạch máu tân sinh trong u.
2.1.3. Hội chứng Mallory Weiss
Thường xảy ra ở người uống rượu, thoát vị hoành, tăng áp cửa, tăng áp lực trong ổ bụng, trong nôn và trào ngược thực quản dạ dày làm acid dịch vị tác động lên đoạn dưới thực quản làm nức và loét ăn mòn đoạn dưới thực quản. Chảy máu ở đây là do các vết nứt, loét từ chỗ nối dạ dày thực quản có độ dài ngắn, nông sâu rất thay đổi.
2.1.4. Viêm loét thực quản cấp do nhiễm khuẩn hay do các chất làm cháy hỏng như acid và base mạnh
Chảy máu ở đây là do viêm loét làm thương tổn đến các mạch máu, niêm mạc bề mặt đường tiêu hóa gây chảy máu.
2.1.5. Polyp thực quản
Chảy máu là do viêm làm tổn thương mạch máu.
2.3. Chảy máu do bệnh về máu (rối loạn đông máu-cầm máu)
2.3.1.Sốt xuất huyết
Do giảm tiều cầu và tổn thương thành mạch.
2.3.2.Xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm yếu tố VII, IX, và XI trong Hemophille
Sự suy giảm tiểu cầu, giảm các yếu tố VII, IX, XII trong Hemophille gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu
2.3.3.Leucémie
Do giảm tiểu cầu về cả số lượng và chất lượng kết dính tiểu cầu và gia tăng hệ thống kháng đông, làm suy giảm khả năng đông máu, gây xuất huyết đường tiêu hóa nếu không phát hiện kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
2.3.4.Suy tủy
Cũng do giảm tiểu cầu, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
2.3.5.Suy gan nặng
Do trong suy gan nặng có sự suy giảm prothrombin và các yếu tố đông máu khác làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu, gây chảy máu rỉ rả, khó kiểm soát ở đường tiêu hóa.
2.3.6.Do dùng thuốc kháng đông như heparin, thuốc chống đông loại kháng vitamin K
Do giảm các yếu tố đông máu.