Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao

0
725
xuất huyết tiêu hóa
xuất huyết tiêu hóa

Chẩn đoán nguyên nhân

1. Loét dạ dày tá tràng

Dựa vào tiền sử loét, nhất là trong đợt loét đang tiến triển. Ngoài ra cần chú ý đến việc sừ dụng các thuốc như: Aspirin,NSAIDs, corticoid.
về lâm sàng, các triệu chứng thường nghèo nàn không có hội chứng nhiễm khuẩn và tắt mật. Khám chí có điểm đau tương ứng với vị trí ổ loét.
Chẩn đoán xác định xuất huyết tiêu hóa cần dựa vào chụp phim baryte dạ dày-tá tràng và nhất là nội soi, ngoài việc xác định chẩn đoán, còn đánh giá các điểm sau: máu còn chảy hay đã ngưng rỉ máu hay chảy thành tia, có thấy được mạch máu, cục máu đông hay không còn dấu tích của chảy máu.

2. Viêm dạ dày chảy máu

Cần chú ý đến việc sử dụng thuốc như: Aspirin có thể gây chảy máu sớm 5-6 giờ hoặc 2-3 ngày sau; có lúc chảy máu rất ồ ạt. Soi có thể thấy ổ loét sâu, nhiều lúc còn thấy được viên thuốc nằm ở đáy ổ loét.
Nếu do các NSAIDs thì thường 2-3 ngày sau hoặc muộn hơn, ở đây thường loét nhiều ổ, các ổ loét nhỏ nằm ở vùng hang vị và kèm với tổn thương viêm dạ dày.
Các corticoids thường ít gặp hơn và thường muộn, thường xảy ra trên nền một ổ loét có sẵn.
Còn trong loét cấp dạ dày như trong bỏng (ulcer de Curling), hoặc trong choáng nhiễm khuẩn (ulcer de Cushing), thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh và thường là rất nặng. Ở đây bỏng toàn bộ niêm mạc dạ dày nên tử vong rất cao.
Trong loét dạ dày tá tràng do stress nặng, chẩn đoán dựa vào bệnh hiện tại như tai biến mạch não, nhiễm khuẩn nặng, chấn thương nặng nhất là chấn thương nâo, tủy.

3. Ung thư dạ dày

Thường xảy ra ờ người già, thể trạng xấu. Đau loét không điển hình thường là liên tục không đáp ứng với điều trị. Khám có thể sờ được mảng thượng vị. Chảy máu ở đây thường dai dẳng, có thể rỉ rả kéo dài đến ồ ạt. Chẩn đoán xác định dựa vào nội soi và sinh thiết nhiều mảnh.

4. Polyp và các u khác của dạ dày Hiếm gặp, chẩn đoán nhờ vào nội soi.

5. Hội chứng Mallory Weiss

Có các yếu tố làm dễ như xơ gan, tăng áp lực trong ổ bụng và nhất là uống rượu, bệnh nhân nôn mửa nhiều sau đó nôn ra máu, bệnh nhân có cảm giác đau nóng rát sau xương ức.
Chẩn đoán nhờ nội soi thấy đoạn dưới thực quản từ đường z có các vết loét và nứt dọc.

6. Chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản

Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng xơ gan nhất là khi bỏng nặng. Nếu vỡ tĩnh mạch trướng, bệnh nhân đột ngột ộc ra máu số lượng rất lớn có thể choáng ngay; nhưng nếu do loét, rò thì có thể chảy máu vào dạ dày rồi sau đó mới nôn ra sau, nhìn chung xuất huyết ở đây là nặng.
Chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh xơ gan với 2 hội chứng suy gan và tăng áp cửa. Sau khi xuất huyết, lách có thể nhỏ lại trong khi đó băng lại tăng nhanh.
Chẩn đoán nhờ nội soi, thấy trướng các tĩnh mạch thực quản nhất là dấu hiệu đang chảy máu. Nếu chảy máu từ tĩnh mạch trướng phình tâm vị, thường biểu hiện bởi nôn ra máu, lâm sàng khó phân biệt với chảy máu do loét dạ dày. Chẩn đoán nhờ nội soi dạ dày qua thủ thuật xem ngược.

7. Chảy máu đường mật

Chẩn đoán dựa vào tiền sử sỏi hoặc giun chui đường mật.
Lâm sàng thường khởi phát bằng cơn đau quặn gan. Toàn thân có hội chứng nhiễm khuẩn và tắc mật. Khám tại chỗ có gan và túi mật lớn và đau.
Nôn ra máu nếu điển hình là có hình thỏi bút chì, nhưng thực tế hiếm gặp. Chảy máu ở đây cũng thường nặng.
Xác định chẩn đoán bằng siêu âm có hình ảnh giun hoặc sỏi, giãn đường mật và nhất là nội soi thấy máu chảy ra từ lồi của cơ vòng Oddi.

8. Túi thừa tá tràng hoặc các phình mạch tá tràng

Lâm sàng khó chẩn đoán, cần dựa vào nội soi dạ dày tá tràng.

9. Chảy máu dạ dày do bệnh về máu hoặc các rối loạn về đông máu, chảy máu

Cần dựa vào bệnh cảnh lâm sàng của bệnh máu có sẵn, tiền sử sử dụng thuốc kháng đông. Ngoài chảy máu dạ dày ở đây còn chảy máu ở các cơ quan khác. Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm chức năng đông máu toàn phần và các yếu tố đông máu.

Chẩn đoán phân biệt

Chủ yếu chỉ đặt ra trong giai đoạn đầu khi chưa có xét nghiệm, nhất là khi chưa được nội soi dạ dày tá tràng.

1. Chảy máu từ xoang mũi

Như chảy máu cam ở trẻ em khi sốt cao, ở người già cao huyết áp hoặc chảy máu từ họng xuống dạ dày rồi được nôn ra ngoài.
Ờ đây không có tiền sử và bệnh lý dạ dày tá tràng hiện tại. Ngoài nôn thường có máu chảy ra từ mũi. Chẩn đoán dựa vào khám tai mũi họng.

2. Ho ra máu

Tiền sử dựa vào bệnh phổi nhất là lao phổi. Tiền triệu ở đây là ngứa cổ hoặc đau xương ức rồi sau đó là ho rồi ho ra máu. Tính chất máu ở đây là máu tươi có lẫn đàm và bọt, không có thức ăn và có đuôi khái huyết. Khám phổi thường có dấu chứng của bệnh phổi nhất là các dấu chứng gợi ỷ cho lao phổi và giãn phế quản.
Xét nghiêm máu ở đây có tính kiềm; các xét nghiệm khác về phổi như chụp phim phổi, nội soi phế quản sẽ giúp xác định chẩn đoán.

3. Nếu không có nôn ra máu mà chỉ đi cầu ra máu thì cần chẩn đoán phân biệt với chảy máu từ ruột non

– Viêm ruột xuất huyết: thường xảy ra ở trẻ em, tình trạng nhiễm khuẩn nặng, bụng rất chướng và đau, phân rất thối. Xét nghiệm BC cao, siêu âm và chụp phim bụng giúp cho chẩn đoán.
– Chảy máu trong thương hàn: Ở đây có bệnh cảnh thương hàn. Gan lách lớn, dấu tồn thương nâo, lưởi khô đò. Khám bụng vùng hố chậu phải đau và có dấu óc ách. Xét nghiệm Widal (+).
– Chảy máu do túi thừa ruột non (Meckel): Lâm sàng khó chẩn đoán. Cần dựa vào chụp nhuộm động mạch chọn lọc và nhất là bằng đồng vị phóng xạ Cobalt 57 hoặc sắt.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao