Hiện tượng khuếch tán và các yếu tố ảnh hưởng

0
1961
hiện tượng khuếch tán

Hiện tượng khuếch tán

Hình ảnh mô tả: hiện tượng khuếch tán

Bản chất là sự trao đổi khí thụ động giữa phế nang với máu ( qua 1 cấu trúc gọi là màng khuếch tán, gồm vách phế nang và vách mao mạch…). Mức chệnh lệch áp suất chất khí hai bên màng, tổng diện tích vách phế nang, độ dày của nó và độ hòa tan từng chất khí quyết định tốc độ khuếch tán mỗi loại khí.

Áp lực oxy ở phế nang cao hơn trong máu, khí cacbonnic trong phế nang thấp hơn. Bình thường áp lực oxy ở trong phế nang là 100mmHg, trong mao mạch là 40mmHg. Hệ số phân áp oxy  là 60mmHg. Do vậy oxy từ phế nang vào máu. Trong khi đó cacbonic trong mao mạch phổi là 50mmHg, còn trong phế nang là 40mmHg. Chênh lệch phân áp là 10mmHg nên cacbonic từ máu vào phế nang.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán

  • Diện khuếch tán: là mặt phế nang thông khí tốt, tiếp xúc với hệ mao mạch phổi có tuần hoàn lưu thông tốt

Mặt khác, áp lực oxy ở phế nang phải cao hơn trong máu, khí cacbonic trong phế nang phải thấp hơn

  • Màng khuếch tán: còn gọi là màng trao đổi, dày khoảng 4µm, gồm 3 lớp chính: lớp dịch tráng trong phế nang, màng phế nang, thành mao mạch phổi. Các chất khí muốn khuếch tán phải hòa tan trong lớp dịch tráng trong phế nang.

Độ hòa tan của cacbonic lớn hơn oxy là 24 lần, do đó khả năng khuếch tán của cacbonic lớn hơn oxy 20 lần. tỉ lệ oxy khí quyển lớn gấp 500 lần tỉ lệ cacbonic. Nếu độ chênh lệch phân áp 2 bên màng là 1mmHg thì trong 1 phút oxy khuếch tán 20ml, cacbonic khuếch tán 17ml. trong trường hợp lao động nặng khả năng khuếch tán của oxy còn tăng cao 60 – 70ml/phút/1mmHg.

  • Hệ số khuếch tán: khả năng khuếch tán của phổi còn phụ thuộc vào độ chênh lệch phân áp chất khí ở trong phế nang và mao mạch phổi. áp lực oxy ở phế nang phải cao hơn trong máu, khí cacbonnic trong phế nang phải thấp hơn. Bình thường áp lực oxy ở trong phế nang là 100mmHg, trong mao mạch là 40mmHg. Hệ số phân áp oxy là 60mmHg. Do vậy oxy từ phế nang vào máu. Trong khi đó cacbonic trong mao mạch phổi là 50mmHg, còn trong phế nang là 40mmHg. Chênh lệch phân áp là 10mmHg nên cacbonic từ máu vào phế nang.

Thực sự mức độ khuếch tán (D) của 1 chất khí qua màng phụ thuộc vào 5 yếu tố:

hệ số áp lực khuếch tán: sự chệnh lệch áp lực khí hai bên màng càng lớn thì lưu lượng khuếch tán càng lớn.

diện tích màng: diện tích màng càng rộng lưu lượng khuếch tán càng lớn

độ dày màng, càng nhỏ lưu lượng khuếch tán càng lớn

phân tử lượng, càng nhỏ lưu lượng khuếch tán càng lớn

độ hòa tan, càng tăng lưu lượng khuếch tán càng lớn

Đối với chức năng khuếch tán ở phổi thì:

  • Các thông số MW, A là không đổi trong khuếch tán khí từ phổi vào máu
  • Các thông số thay đổi do bệnh lí là:d, S.

Đặc điểm của bệnh viêm phổi, phù phổi cấp trong quá trình khuếch tán

Bệnh viêm phổi: lớp nước lót trong phế nang dày lên, làm dày màng khuếch tán gây rồi loạn khuếch tán.

Phù phổi cấp: là tình trạng các phế nang ngập nước ( huyết tương, hồng cầu)

Dẫn tới:

  • Diện khuếch tán giảm vì phế nang chứa đầy nước, bọt do xung huyết tuần hoàn
  • Màng khuếch tán dày do các phế nang phù nề tiết dịch
  • Hiệu số khuếch tán giảm ở những phế nang chứa đầy nước thì hiệu số khuếch tán bằng không.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Hiện tượng khuếch tán và các yếu tố ảnh hưởng