Lịch sử phẫu thuật bụng, phẫu thuật thần kinh và phẫu thuật lồng ngực

0
680
Phẫu thuật

 PHẪU THUẬT BỤNG.

Phẫu thuật

Lịch sử phát triển của phẫu thuật bụng đã có từ rất lâu. Từ thời kỳ cổ đại, Hippocrate đã có những tài liệu mô tả chứng thoát vị, loét dạ dày, tá tràng. Các danh y Hi Lạp khác như Era sistrate – sinh năm thứ 310 trước công nguyên, đã biết mổ bụng chữa tắc ruột và thoát vị. A.C Celsus – thế kỉ đầu của công nguyên đã mô tả cách chữa vết thương bụng. Hoa Đà đã tiến hành mổ bụng và thiện, hoạn.
Vào thế kỷ IX,các phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm trước khi vỡ, phẫu thuật điều trị ung thư thực quản và dạ dày gây tắc ruột của Billroth, phẫu
thuật điều trị thoát vị bẹn cải tiến của Bassini và Halsted đã được giới y học thời kỳ này đánh giá cao.

PHẪU THUẬT THẦN KINH .

Thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển đặc biệt của Phẫu thuật thần kinh, Phẫu thuật lồng ngực và Phẫu thuật cấy ghép tạng.
Các công trình nghiên cứu của Harvey Cushing, Walter Dandy… đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho chuyên ngành Phẫu thuật thần kinh.
Phương pháp khoan sọ Trephin là một phẫu thuật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển ngoại khoa, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của chuyên ngành Phẫu thuật thần kinh. Khi mới xuất hiện, phương pháp này chỉ được dùng để điều trị chứng tâm thần, để làm giảm áp lực nội sọ trong chấn thương sọ não hoặc để điều trị chứng động kinh. Harvey là người đã sáng chế ra một lược đồ giúp cho các bác sĩ gây mê có thể liên tục thu thập được những thông tin về hô hấp và huyết áp của bệnh nhân. Vài năm sau Ông đã sáng chế ra máy đo huyết áp phục vụ cho các phòng mổ. Tại bệnh viện Johns Hopkins, Ông đã sáng lập ra các phòng phẫu thuật thực hành để có thể dạy cho sinh viên các phương pháp phẫu thuật thực nghiệm hiện đại trên chó.

PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC.

+ Trước khi khâu thành công vết thương tim vào năm 1890, chuyên ngành Phẫu thuật lồng ngực mới chỉ thực hiện được các thủ thuật dẫn lưu mủ, máu màng ngoài tim. Các phương pháp điều trị ngoại khoa đối với những thương tổn của tim (chấn thương, bẩm sinh, thoái hóa, tổn thương sau nhiễm trùng) đã được đề cập đến khá chi tiết trong các cuốn sách của Meade, Richardson vũ Johnson.
Năm 1902, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên động vật, Lauder Brunton cho rằng: có thể điều trị được các bệnh van tim bằng phẫu thuật. Cho đến tận năm 1925, một đồng nghiệp của Lauder Brunton ở London là Henry Souttar đã thực hiện thành công phẫu thuật nong van hai lá bằng ngón tay qua đường tiểu nhĩ trái để điều trị bệnh hẹp lỗ van hai lá cho một cô gái 19 tuổi. Phẫu thuật van tim bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1940.
Năm 1928, Elliot Cutler and Claude Beck đó tổng kết 12 trường hợp phẫu thuật vẫn với tỷ lệ tử vong là 83%.
Các thí nghiệm về phẫu thuật tim được bắt đầu từ những năm 1980. Năm 1882 M. H. Block- nhà phẫu thuật người Đức để thông báo về các dạng tổn thương tim. Ông đã khâu thành công vết thương tim trên thỏ và khẳng định
phương pháp phẫu thuật này có thể áp dụng trên người.
Phẫu thuật thay van động mạch chủ đã được một số tác giả tiến hành từ năm 1965.
Một trong những người tiên phong trong chuyên ngành phẫu thuật tim là Michael E. DeBakey. Năm 1934, Ông đã phát minh ra loại bơm cuộn – đảm nhiệm chức năng cơ học của tim trong máy tim – phổi nhân tạo, chế tạo các loại động mạch nhân tạo. Ông là người đầu tiên tiến hành các phẫu thuật điều trị phổng động mạch chủ bụng và động mạch chủ ngực, phẫu thuật cắt bỏ lớp áo trong của động mạch chủ, động mạch cảnh (năm 1953), là người đầu tiên sử dụng các đoạn tĩnh mạch nông làm cầu nối để điều trị thành công bệnh tắc động mạch vành (năm 1964).
Sự ra đời của phương pháp gây mê nội khí quản vào năm 1910 đã giải quyết được những khó khăn về kĩ thuật mà chuyên ngành Phẫu thuật lồng ngực đã gặp phải trong suốt một thời gian dài. Mặc dù John H. Gibbon đã bắt đầu nghiên cứu về máy tuần hoàn ngoài cơ thể từ trước chiến tranh thế giới lần thứ II, cho đến tận những năm cuối của thập kỷ 30, thế kỷ XX máy hô hấp nhân tạo, thiết bị hạ nhiệt và tim phổi nhân tạo mới ra đời.
Vào những năm đầu thập niên 40, thế kỷ XX Blalock, Edwards A. Park Helen Taussig, Edwards A. Park, Helen Taussig và Vivien Thomas đã phát triển thành công phương pháp điều trị ngoại khoa tứ chứng Fallot.
+ Sơ lược lịch sử phát triển của máy tuần hoàn ngoài cơ thể:
Năm 1812, LeGallois đã khẳng định tính khả thi của việc chế tạo máy tuần hoàn nhân tạo.
Năm 1869, Ludwig và Schmidt đã tiến hành những thử nghiệm về khả năng cung cấp oxy nhân tạo cho máu.
Năm 1882, Schraeder là người đầu tiên đã chế tạo thành công thiết bị cung cấp oxy cho máu trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể (bubble oxygenator ).
Năm 1885, Frey và Gruber đã chế tạo thành công màng lọc ôxy (film oxygenator ) đầu tiên.
Năm 1916, McLean đã tìm ra heparin cho phép máu của cơ thể có thể chảy qua hệ thống các ống nhân tạo trong một thời gian dài ( mà không bị đông lại).
Năm 1934, DeBakey đã phát minh ra loại bơm cuộn (roller pump) dùng để bơm máu, thay cho chức năng cơ học của tim trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể ( máy tim – phổi nhân tạo).
Năm 1937, Gibbon đã mô tả trong cuốn sách “ Lịch sử ngoại khoa” một máy tim-phổi nhân tạo và thông báo về một trường hợp mổ thực nghiệm trên động vật với máy tim-phổi nhân tạo đầu tiên thành công.
Năm 1944, Kolff đã phát triển phương pháp thẩm tách máu bằng “thận nhân tạo” (phương pháp điều trị bằng tuần hoàn ngoài cơ thể đầu tiên được ứng dụng trên người trong lịch sử y học).
Năm 1953, Gibbon đã mổ đóng lỗ thông liên nhĩ thành công cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi dưới tuần hoàn ngoài cơ thể.
Năm 1956, ca phẫu thuật tim mở đầu tiên sử dụng máy tim-phổi nhân tạo được thực hiện thành công ở Đức ( tại vùng Zenker thuộc thành phố Marburg).
Năm 1965, Bramson đã chế tạo thành công màng lọc ôxy đầu tiên.
Năm 1968, Raffert và cộng sự đã mô tả loại bơm máu ly tâm dùng cho máy tuần hoàn ngoài cơ thể. Năm 1994, toàn thế giới đã mổ được trên 650.000 trường hợp với máy tuần hoàn ngoài cơ thể ( trung bình mổ được gần 2000 trường hợp mỗi ngày).

Coppy ghi nguồn: daihocduochanoi.com

Link bài viết tại :  https://daihocduochanoi.com/lich-su-phau-thuat-bung-phau-thuat-than-kinh-va-phau-thuat-long-nguc/