THUỐC GÂY MÊ

0
3321
thuốc gây mê tĩnh mạch.

 Định nghĩa

thuốc gây mê tĩnh mạch.

Thuốc gây mê là thuốc ở liều điều trị ức chế có hồi phục thần kinh trung ương, làm mất ý thức, cảm giác (như cảm giác đau, nóng, lạnh…), làm mất phản xạ, giãn mềm cơ nhưng vẫn duy trì được các chức năng quan trọng của sự sống như hô hấp, tuần hoàn.

Mua thuốc gây mê tại đây 

Tiêu chuẩn một thuốc gây mê tốt

Một thuốc gây mê lý tưởng cần phải đạt được các yêu cầu sau:
– Có tác dụng gây mê đủ mạnh, đủ dùng cho phẫu thuật.
– Khởi mê nhanh, êm dịu, tỉnh nhanh.
– Làm mất phản xạ và giãn cơ thích hợp cho phẫu thuật.
– Phạm vi an toàn rộng, ít gây tác dụng không mong muốn, ít độc.

Tuy nhiên, không một thuốc gây mê nào có đầy đủ các tiêu chuẩn trên, do đó để gây mê người ta thường phải phối hợp thuốc.

Cơ chế tác dụng

Thuốc gây mê có thể có tác dụng ức chế dẫn truyền ở thần kinh trung ương theo các cơ chê sau:
Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào thần kinh, gây cản trỏ trao đổi ion Na+ qua màng do đó ngăn cản khử cực màng, dẫn đến ức chế dẫn truyền thần kinh.
Kích thích trực tiếp receptor GABAA hoặc tạo thuận lợi cho GABA gắn vào receptor của nó, làm tăng dòng cr vào tế bào gây ức chế dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra, thuốc gây mê có thể ức chế acid glutamic là chất dẫn truyền kích thích hoặc làm giảm sự nhạy cảm của receptor vối acetylcholin dẫn đến ức chế dẫn truyền thần kinh

Tác dụng không mong muốn và các biện pháp nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc gây mê

Tác dụng không mong muốn trong khi gây mê

– Trên hệ tim mạch: ngừng tim, ngất, rung tâm thất, hạ huyết áp, shock (do phản xạ, thường xảy ra đột ngột, ngay ở giai đoạn khởi mê).
– Trên hệ hô hấp: tăng tiết dịch đường hô hấp, co thắt thanh Quản, ngừng hô hấp do phản xạ.
– Trên tiêu hóa: gây nôn làm nghẽn đường hô hấp.

Tai biến sau khi gây mê

– Gây viêm đường hô hấp (viêm khí, phế quản, viêm phổi…), tai biến này hay gặp khi gây mê bằng ether.
– Độc với gan: do thuốc gây mê chuyển hóa ở gan tạo chất chuyển hóa độc cho gan
– Độc với tim: phần nhiều thuốc gây mê gây ức chế hoạt động của tim, tăng nguy cơ gây suy tim.
– Liệt ruột, liệt bàng quang do tác dụng giãn cơ của thuốc gây mê gây nên.

Các biện pháp hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc gây mê

• Dùng thuốc tiền mê
Thuốc tiền mê là những thuốc ở liều điều trị không có tác dụng gây mê, được dùng trước khi gây mê nhằm mục đích:
– An dịu, giảm lo lắng, sợ hãi của bệnh nhân do đó làm mất các phản xạ bất lợi, giúp khởi mê dễ dàng.
– Tăng tác dụng và nhờ đó giảm được liều của thuốc gây mê.
– Làm giảm hoặc làm mất các tác dụng không mong muốh và tai biến của thuốc gây mê (ngừng tim đột ngột, ngừng hô hấp, tăng tiết dịch…).
Các nhóm thuốc tiền mê thường dùng:
+ Nhóm giảm đau, gây ngủ: morphin, pethidin…
+ Nhóm an thần, gây ngủ: phénobarbital, diazepam…
+ Nhóm liệt thần: clorpromazin, droperidol…
+ Nhóm hủy phó giao cảm: atropin, scopolamin…
4- Nhóm mềm rcị• trim Iran siiPYAmôthrvniUïïi,
+ Nhóm kháng histamin: promethazin…
• Gảy mê cơ SỞ
Dùng thuốc gây mê tĩnh mạch có tác dụng mạnh và ngắn để gây cảm ứng mê nhanh như: thiopental, hexobarbital. Dùng thuốc gây mê cơ sở sẽ giúp khởi mê nhanh, an dịu, tránh các tai biến do phản xạ, làm mất giai đoạn kích thích.

Phân loại

Theo đường dung, chia thuốc gây mê thành 2 loại:
– Thuốc gây mê đường hô hấp: ether, halothan, enfluran, nitrogen oxyd…
– Thuốc gây mê đường tĩnh mạch: thiopental, propofol, ketamin…

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com