LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG. DỊCH TỄ VÀ GIẢI PHẪU BỆNH

0
1358
Viêm loét đường tiêu hóa

LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Viêm loét đường tiêu hóa

Loét dạ dày tá tràng (LDDTT) là một bệnh rất thường gặp ở khắp nơi trên thế giới nhất là ở các nước phát triển. Đây là một sự phá hủy cục bộ niêm mạc dạ dày tá tràng gây ra do acid chlorhydrique và pepsine. Các tác giả Anh, Mỹ gọi là peptic ulcer. về độ sâu, sự mất chất vượt quá lớp cơ niêm, đặc điểm này để phân biệt với loét trợt mà tổn thương nông hơn nhiều, thường xảy ra trong loét cấp. Mặc dù có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào vị trí ổ loét và dường như loét dạ dày và tá tràng ít phối hợp với nhau. Mặc dù hình thái tổn thương thì giống nhau, nhưng loét tá tràng thường gặp hơn, và cơ chế bệnh sinh cũng có một số điểm khác biệt. Biến chứng cũng thường giống nhau, ngoại trừ ung thư, thường chỉ xảy ra với loét dạ dày. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa thật hoàn toàn xác định. Trước đây người ta nghĩ rằng do tăng tiết acid clohydrique (HCl) và pepsine, nên đã có thuật ngữ không có acid thì không có loét; hiện nay vai trò sinh loét của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) ngày càng được khẳng định.

1. DỊCH TỄ HỌC

Tần suất bệnh tiến triển theo thời gian và thay đổi tùy theo nước, hoặc là theo khu vực. Cuối thế kỷ 19 ở châu Âu, loét dạ dày thường gặp hơn, và ở phụ nữ. Giữa thế kỷ 20, tần suất loét dạ dày không thay đổi, nhưng loét tá tràng có xu hướng tăng, và hiện nay loét tá tràng /loét dạ dày là 2/1, và đa số gặp ở nam giới. Có khoảng 10 – 15% dân chúng trên thế giới bị bệnh loét DDTT. Ở Anh và ở úc là 5,2 – 9,9%, ở Mỹ là 5 – 10%. Hiện nay có khoảng 10% dân chúng trên thế giới bị loét DDTT.

2. GIẢI PHẪU BỆNH

2.1. Đại thể

Loét mạn tính thường có đặc điểm có hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính 1 – 2cm, nhưng cũng có thể nhỏ một vài mm, hoặc lớn > 5cm. Đáy thường phẳng, phủ một lớp thanh tơ huyết màu vàng nâu gọi là màng dạng fibrin (manbrance fibrinoid); bờ đều đặn, niêm mạc bao quanh sưng phù. Niêm mạc hội tụ về phía ổ loét và được xóa đi khi đến tận bờ ồ loét. Ố loét thường có hình tròn hoặc bầu dục, một số ít có hình thẳng (ulcer linaire), hình sao hoặc loét hình loang lổ (loét Salami), về hình thái người ta còn chia các loại sau:
– Loét nông: Là ổ loét cạn chỉ làm mất niêm mạc còn lớp cơ niêm mạc vẫn còn nguyên vẹn; loét sâu thường ăn sâu quá lớp cơ thành dạ dày.
– Loét non: Là loét mới xảy ra trong vòng một vài tháng, ổ loét thường có màu đò hồng, đáy có nhiều mô hạt, sung huyết.
– Loét già: Là ồ loét kéo dài nhiều năm thường là trên 5 năm, ồ loét nhạt màu, do xơ dày nhăn nhúm.

2.2. về vị thế

Đáy ổ loét tạo bởi mô hạt viêm và xơ hóa, tẩm nhuận các nang lympho. Ở vùng mép ổ loét lớp cơ niêm bị gián đoạn, bị co kéo bởi tổ chức xơ, và nó bị xóa nhòa vào lớp cơ niêm.
Sau khi lành sẹo, có một sẹo co rút các lớp niêm mạc, cũng như sự dính liền lớp niêm mạc và hạ niêm mạc lại với nhau.
Loét cấp được phân biệt với loét mạn do không có phản ứng viêm và xơ co kéo, thường được phát hiện do biến chứng của nó như chảy máu hoặc thủng.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Loét dạ dày tá tràng . Dịch tễ và giải phẫu bệnh