Contents
Tắc tĩnh mạch
Do viêm tắc TM, chèn ép bên ngoài tĩnh mạch.
Phù thường một chi, nhất là chi dưới.
Giai đoạn đầu phù mềm, ấn lõm, giai đoạn sau ấn không lõm.
Kèm theo hơi tím, đau, đau tăng lên khi sờ nắn.
Có thể sốt.
Nằm nghỉ và gác chân cao đỡ phù.
Siêu âm Doppler mạch giúp chẩn đoán xác định.
phù
Hội chứng trung thất
Nguyên nhân: Khối u gây chèn ép TM chủ trên.
Phù ở vai, cổ, mặt trước lồng ngực (phù áo khoác).
Kèm theo tím, tuần hoàn bàng hệ.
Các dấu hiệu khác do chèn ép: Giọng khàn, nuốt khó, khó thở thanh quản…
Dị ứng
Xuất hiện đột ngột quanh mắt, miệng, mất đi nhanh nếu được xử trí kịp thời.
Kèm theo mề đay, ngứa.
Nặng có thể phù thanh môn gây khó thở cấp.
Có thể do dị ứng thuốc hoặc thức ăn.
+ Do thuốc
Gây co mạch thận: Chống viêm giảm đau non-steroide, cyclosporine.
Thuốc hạ huyết áp:
Nhóm giãn mạch trực tiếp: Hydralazine, Methyldopa, Clonidine,
Minoxidil…
Nhóm chẹn kênh calci: Amlodipine, Nifedipine…
Nhóm đối kháng alpha adrenergic.
Hormon steroid: Glucocorticoide, estrogen, progestin à tăng tái hấp thu natri ở thận à giữ muối và nước.
Liệu pháp miễn dịch (Il-2): tổn thương mao mạch.
+ Thiếu vitamin B1 (Tê phù thể ướt)
Nguyên nhân: Ăn uống thiếu, rối loạn tiêu hoá, nghiện rượu.
Vitamin B1 là thành phần của carboxylase giúp chuyển acid pyruvic thành năng lượng. Thiếu vitamin B1 à ứ đọng acid pyruvic và acid lactic à giãn mạch à phù, có thể tràn dịch màng tim.
Phù chủ yếu và bắt đầu từ hai bắp chân, bắp chân căng to, tức, ấn lõm ít.
Có thể phù ở mắt cá, cẳng chân sau đó phù có thể xuất hiện ở mặt và toàn thân.
Không liên quan tới thời gian và tư thế bệnh nhân.
Ăn nhạt không đỡ phù.
Tim to + dấu hiệu của suy tim.
Giảm/mất phản xạ gân xương (gân gót, gân gối).
+ Tắc bạch mạch
Do bất thường bẩm sinh hoặc thứ phát sau phẫu thuật (cắt hạch nách điều trị ung thư vú), ung thư di căn, nhiễm trùng mạn tính (giun chỉ).
Giai đoạn đầu phù trắng, mềm, ấn không lõm, rất đau.
Nổi đường đi của bạch mạch thành đường nóng đỏ.
Có các hạch bạch huyết tương ứng sưng đỏ và đau.
Giai đoạn sau da và tổ chức dưới da trở nên dày và cứng.
+ Suy giáp
Do thâm nhiễm mucopolychacarid, acid hyaluronic, chondroitin ở mô kẽ + tăng tính thấm mao mạch với albumin.
Phù mi mắt, nhất là mi dưới.
Có thể có tràn dịch màng tim.
Da mặt dày, mất nếp nhăn, màu vàng sáp.
Bàn tay, bàn chân dày, ngón to; lưỡi to, dày, nói khàn.
+ Cường giáp
Hiếm gặp.
Phù niêm do tích luỹ glycosaminoglycan.
Phù chủ yếu trước xương chày, đôi khi cả ở bàn chân.
Da dày, sần sùi, màu nâu hoặc tím đỏ.
+ Phù do viêm
Phù tại chỗ quanh vùng bị viêm, kèm theo sưng nóng đỏ, do tăng tính thấm thành mạch quanh vùng bị viêm.
+ Phù do thai kỳ
Xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ, do thai chèn ép tĩnh mạch chậu.
Xuất hiện ở hai chân, thường không đều nhau, hết sau đẻ.
Tuy nhiên phù ở một bệnh nhân có thai cần chú ý nguyên nhân do tiền sản giật (phù kèm theo tăng huyết áp, protein niệu, có thể suy giảm chức năng thận) hoặc do bệnh thận có sẵn khởi phát (hội chứng thận hư, suy thận).
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : một số nguyên nhân gây phù khu trú