Một số điều cần biết về thiếu máu tan máu nguyên nhân ngoài hồng cầu

0
717
TAN MÁU

1 Tan máu miễn dịch

*Thiếu máu tan máu sơ sinh

Mặc dù bệnh xảy ra ở thai nhi và sơ sinh nhưng vẫn là một bệnh tan máu mắc phải.Bệnh này do hồng cầu của thai nhi bị vỡ bởi kháng thể đồng loại từ mẹ truyền sang qua rau thai vào thai nhi.ví dụ như trong trường hợp mẹ nhóm máu Rh âm, con nhóm máu Rh dương.Cơ chế của hiện tượng này là do hồng cầu thai nhi mang kháng nguyên khác với kháng nguyên trên hồng cầu của mẹ.Khi chuyển dạ , do tổn thương màng rau và nội mạc tử cung nên một ít hồng cầu của thai nhi sang máu mẹ tạo thành miễn dịch ở người mẹ.Kháng thể được tạo thành ở mẹ là kháng thể miễn dịch nên có thể qua rau thai.Do đó trong lần mang thai sau, nếu hồng cầu của thai nhi vẫn là nhóm máu Rh dương thì sẽ bị kháng thể của mẹ chống lại gây nên hiện tượng tan máu.Kháng thể miễn dịch ở mẹ cũng có thể được hình thành do mẹ được truyền máu mang kháng nguyên lạ, sau đó kháng thể xuất hiện, và nếu thai nhi có đúng kháng nguyên lạ này thì hồng cầu thai sẽ bị phản ứng.Trường hợp này có thể xảy ra tan máu cho trẻ đầu lòng.

TAN MÁU Ở TRẺ SƠ SINH

*Thiếu máu tan máu do tự kháng thể (tan máu tự miễn)

Bệnh nhân tự tạo ra kháng thể phá hủy hồng cầu của bản thân mình do:

-Có một chất lạ vào cơ thể và kết hợp với các protein màng hồng cầu tạo ra kháng nguyên, cơ thể sinh kháng thể chống lại và ngưng kết hồng cầu.Cũng có thể hồng cầu bị tiếp xúc với một chất từ ngoài vào và bị biến đổi trở nên lạ với cơ thể và bị hệ thống miễn dịch sinh kháng thể chống lại làm tổn thương màng hồng cầu và tan máu.

-Do tổn thương làm suy yếu khả năng kiểm soát các tế bào có năng lực miễn dịch: gặp trong một số bệnh ác tính Hodgkin, lơ-xơ-mi…

Bệnh có thể không tìm được nguyên nhân, hoặc thứ phát sau ung thư hạch, bệnh Hodgkin, do dùng một số thuốc ( sốt rét, động kinh…).

Tự kháng thể có thể là kháng thể nóng ( hoạt động ở 37 độ C ) hoặc kháng thể lạnh ( hoạt động tốt ở 4 độ C).

*Tan máu miễn dịch do thuốc

Một số thuốc có thể gây tan máu do các cơ chế khác nhau

TAN MÁU

-Thuốc vào cơ thể kết hợp với protein huyết tương tạo thành kháng nguyên và cơ thể sinh kháng thể chống lại.Phức hợp kháng nguyên-kháng thể cố định lê bề mặt hồng cầu và gắn bổ thể gây  tan máu, những thuốc gây tan máu theo hình thức này là quinin.Cũng có thể thuốc kết hợp với protein màng hồng cầu tạo thành kháng nguyên mới và cơ chế sinh kháng thể chống lại như penicillin.

Dù thế cơ chế nào thì trên màng hồng cầu cũng có kháng thể và nếu xét nghiệm nghiệm pháp Coombs máu những bệnh nhân này đều có kết quả dương tính.

*Tan máu truyền máu

Do truyền máu khác nhóm ngoài hệ ABO, cơ thể người nhận sẽ sinh kháng thể chống lại và các hồng cầu truyền vào sẽ bị hủy tạo nên bệnh cảnh thiếu máu tan máu.Biểu hiện là truyền máu không hiệu lực, người bệnh sốt dai dẳng sau truyền máu.

truyền máu

nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com

link tại:Một số điều cần biết về thiếu máu tan máu nguyên nhân ngoài hồng cầu