Một số phương pháp điều trị suy thận cấp tại thận cần biết

0
429
CALCI GLUCONAT

Suy thận cấp tại thận hay còn được gọi là suy thận cấp thực tổn cần được điều trị nguyên nhân gây tổn thương  thận phối hợp với điều trị triệu chứng và theo dõi tiến triển của tình trạng suy thận cấp

               1.  Giai đoạn đái ít vô niệu

Mục đích cơ bản của điều trị trong giai đoạn này là :

-Giảm cân bằng nội môi

-Hạn chế tăng kali máu

-Hạn chế tăng nito phi protein niệu

Nước:

UỐNG NƯỚC

-Ở bệnh nhân vô niệu đảm bảo cân bằng âm, nghĩa là lượng đưa vào ít hơn lượng ra

-Cần chú ý đến lượng nước mất do nôn, ỉa chảy.Phải tính lượng nước sinh ra do chuyển hóa ( vào khoảng 300 ml mỗi ngày ).Lượng nước mất qua mồ hôi, hơi thở khoảng 600 ml/ 24 giờ.

Lợi niệu :nhóm Furosemid, lợi niệu quai nhằm đào thải nước và điện giải, đặc biệt là đào thải kali , chỉ định không có nguyên nhân tắc nghẽn đường dẫn niệu sau thận.

-Liều dùng: trong trường hợp này phải dò liều, có thể cho 200-500 mg/ 24 giờ hoặc hơn tùy theo mức độ đáp ứng bài niệu.Liều khởi đầu thường là 40-80 mg.Liều cao 1000mg/24 giờ có thể được chỉ định.Chú ý về tác dụng không mong muốn đối với thính giác của Furosemid liều cao.

Có thể dùng Dopamin liều dùng 1-3 micro gram / kg/phút truyền tĩnh mạch nhỏ giọt có tác dụng lợi tiểu ( tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy về ác dụng làm giảm thời gian suy thận)

                  2.    Khi có tăng kali máu

-Trong giai đoạn có suy thận cấp thực thể cần phải đảm bảo cân bằng nước, điện giải, đặc biệt là trong tình trạng nồng độ kali máu tăng cao.Lựa chọn một hoặc nhiều biện pháp điều trị hạ kali máu dựa vào mức độ nặng, nhẹ của tình trạng tăng kali máu.

-Hạn chế đưa kali từ ngoài vào cơ thể như ăn các loại rau quả có nhiều kali, thuốc, dịch truyền có kali.

-Loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.

Các biện pháp có thể điều trị tăng kali máu trong trường hợp cấp cứu bao gồm:

-Calci gluconat hoặc calci clorua cần dùng ngay khi có những biểu hiện rối loạn tim mạch ( nhịp chậm, QRS giãn rộng…) 0,5-2g tiêm tĩnh mạch chậm trong 5-10 phút, tác dụng nhanh nhưng ngắn.Nếu sau đó bệnh nhân vẫn không cải thiện thì có thể tiêm nhắc lại sau 30 phút  1 lần liều dùng phụ thuộc vào nồng độ kali máu.

CALCI GLUCONAT

-Glucose ưu trương: dung dịch glucose 20 %, 30%, 50% 250-500 ml kết hợp với Insulin 10-20 đơn vị truyền tĩnh mạch: Bắt đầu tác dụng sau 15-30 phút , giảm kali máu 0,5-1,5 mmol/l.

-Truyền natribicarbinat: Khi có một lượng nước tiểu nhất định ( 300-500ml/ 24 giờ ) thì việc truyền dịch dễ dàng hơn.Có thể truyền natribicarbonat 1,4 % hoặc 4,2% hoặc tiêm tĩnh mạch natribicarbonat 8,4% nếu muốn hạn chế lượng nước đưa vào.Bù natribicarbinat giúp cơ thể cải thiện tình trạng toan máu, qua đó kali sẽ không đi từ trong tế bào ra ngoài nữa.

-Resin trao đổi ion uống: Resin calcio cứ 15g uống phối hợp với sobitol có thể giảm được 0,5mmol/l.Cũng có thể pha trong dung dịch đẳng trương 100 ml thụt hậu môn, tác dụng mặc dù kém hơn đường uống, có thể áp dụng cho những bệnh nhân không có khả năng uống hoặc nôn nhiều.Thuốc duy trì tác dụng trong 1 giờ.

-Tiếp tục dùng thuốc lợi tiểu trong trường hợp bệnh nhân còn đái được, không có tình trạng tắc nghẽn đường niệu thấp và không giảm thể tích tuần hoàn.

  Lọc máu: Thận nhân tạo hoặc màng lọc bụng áp dụng khi tăng kali máu dai dẳng không hoặc kém đáp ứng với các biện pháp nêu trên.

nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com

link tại: Một số phương pháp điều trị suy thận cấp tại thận cần biết