Một số phương pháp nhân trắc học

0
1403
phương pháp nhân trắc học
Một số phương pháp đo nhân trắc

1. Đo vòng cánh tay

Cách tiến hành:

  • Dùng thước mềm không chun giãn, độ chính xác 0,1cm.
  • Bộc lộ toàn bộ cánh tay trái.
  • Tay để thõng tự nhiên.
  • Chọn điểm giữa cánh tay (giữa mỏm cùng xương vai và mỏm trên lồi cầu xương cánh tay).
  • Vòng thước xung quanh điểm giữa cánh tay, sao cho không chặt cũng không lỏng quá.
  • Đọc kết quả ở mức chính xác 0,1cm.

Nhận định kết quả:

Vòng cánh tay là một cách đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng. Nó không đòi hỏi phải biết chính xác tuổi và áp dụng được khi không thu thập được số đo về cân nặng và chiều cao.

  • Vòng cánh tay thường áp dụng cho trẻ 12 – 60 tháng tuổi theo ngưỡng sau:
  • > 13,5cm                   Bình thường
  • 12,5 – 13,4cm            Báo động SDD
  • 11,5 – 12,4cm           SDD
  • < 11,5cm                   SDD nặng
  • Đối với người trưởng thành, phụ nữ có vòng cánh tay dưới 23cm, còn nam có vòng cánh tay dưới 24cm cũng có thể được coi là thiếu năng lượng trường diễn.
  • Ở những phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi), người ta còn sử dụng điểm ngưỡng nhẹ cân (dưới 38kg) và thấp bé (dưới 145cm) và coi đó là yếu tố nguy cơ đối với sinh đẻ.

2. Vòng bụng và vòng mông

Đo vòng bụng và vòng mông

Cách đo:

  • Đo vào lúc đói, đối tượng đứng thẳng, tư thế thoải mái
  • Tay buông thõng, thở bình thường.
  • Vòng bụng thường đo qua rốn, thước đo ở trên mặt phẳng nằm ngang.
  • Vòng thắt lưng là vòng bé nhất ở bụng đi qua điểm giữa bờ dưới xương sườn và đỉnh mào chậu trên mặt phẳng nằm ngang.
  • Vòng mông là vòng lớn nhất đi qua mông, thước ở mặt phẳng nằm ngang.
  • Đo ở mức chính xác 0,1cm.

Nhận định kết quả:

  • Tỷ số vòng thắt lưng/vòng mông để đánh giá sự phân bố mỡ của cơ thể.
  • Người ta thấy tỷ lệ này tăng theo tuổi và thừa cân.
  • Ngưỡng xác định béo bụng khi chỉ số vòng thắt lưng/vòng mông >1,0 ở nam và > 0,85 ở nữ.

3. Nếp gấp da (Bề dày lớp mỡ dưới da)

Chọn nơi đo ở những chỗ có nhiều mỡ nhất như mặt sau cánh tay, mạng sườn trên mào chậu, góc dưới xương vai, cạnh rốn…

  • Chỗ đo hay dùng nhất ở mặt sau cánh tay hay còn gọi là nếp gấp da trên cơ tam đầu:
  • Đo ở tay trái, tư thế thõng tự nhiên
  • Véo da ở mặt điểm giữa sau cánh tay cho sát tới lớp cân cơ nông và dùng compa đặc hiệu đo ở bề dày của lớp da véo lên.
  • Như vậy, kết quả đo được bằng hai lần bề dày lớp da và lớp mỡ dưới da vùng đó.
  • Kết quả được đọc với đơn vị mm.
  • Khi đo, bề mặt của compa song song với trục cánh tay.
  • Khi đo nếp gấp da dưới xương vai, người kỹ thuật viên cần lần theo cột sống để xác định bờ xương vai và góc dưới.
  • Ở người béo, nên quặt tay nhẹ ra phía sau sẽ xác định dễ dàng hơn.

Loại compa hay sử dụng nhất là loại compa Harpenden, hai đầu compa là hai mặt phẳng, tiết diện 1cm2. Có một áp lực kế gắn vào compa, đảm bảo khi compa kẹp vào da bao giờ cũng có một áp lực không đổi khoảng 10 – 20g/mm2.

Phương pháp nhân trắc học có

Ưu điểm:

  • Đơn giản, an toàn và có thể điều tra trên một mẫu lớn.
  • Trang thiết bị không đắt, dễ vận chuyển.
  • Có thể khai thác đánh giá được các dấu hiệu về TTDD trong quá khứ và xác định được mức độ suy dinh dưỡng.

Nhược điểm: