Ngộ độc thực phẩm do Salmonella

0
843
nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella
Ngộ độc thực phẩm do Samonella

Là một loại nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, trong đó nhiễm trùng chỉ xảy ra ngắn ngủi, tiếp theo là các biểu hiện nhiễm độc, chủ yếu là rối loạn tiêu hoá.

1. Đặc điểm bệnh nguyên

Tác nhân gây Ngộ độc thực phẩm

  • Chủ yếu là: Salmonella typhi murium, Salmonella chorela và sau đó đến Salmonella enteritidis.

Nguồn truyền nhiễm

  • Chủ yếu là súc vật như bò, lợn bị bệnh phó thương hàn, gà ỉa phân trắng…
  • Thức ăn gây ngộ độc thường là có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia cầm, ngoài ra có thể ngộ độc do ăn trứng, cá, sữa… nhưng tỷ lệ ít hơn nhiều.
  • Thức ăn thực vật ít khi là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn.
  • Thức ăn đã nấu chín dùng làm thức ăn nguội như món đông, patê, xúc xích dồi tiết… thường là nguyên nhân của những vụ Ngộ độc thực phẩm do Salmonella.

2. Lâm sàng và điều trị

Khái quát triệu chứng lâm sàng:

  • Thời kỳ ủ bệnh thường từ 12 – 24 giờ, có khi ngắn hơn hoặc kéo dài sau vài ngày.
  • Các dấu hiệu đầu tiên là bệnh nhân thấy buồn nôn, nhức đầu, choáng váng khó chịu, thân nhiệt tăng lên ít từ (37 – 380)
  • Sau đó xuất hiện nôn mửa, ỉa chảy nhiều lần, phân toàn nước đôi khi có máu, đó là triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp tính.
  • Đa số bệnh nhân trở lại bình thường sau một đến hai ngày không để lại di chứng.
  • Ngoài thể tả như đã mô tả ở trên, cá biệt có bệnh nhân ở trên như một bệnh thương hàn, cảm cúm, nghĩa là sốt rất cao 39 – 400 mệt mỏi toàn thân đau ở vùng thắt lưng và cơ bắp.
  • Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá biểu hiện rất nhẹ hoặc không có vì vậy chẩn đoán dễ  nhầm lẫn.

Điều trị:

  • Không có thuốc điều trị đặc hiệu và phải nhanh chóng tìm mọi cách để đưa thức ăn bị nhiễm trùng ra khỏi cơ thể bệnh nhân như rửa dạ dày, gây nôn…
  • Bồi phụ nước điện giải qua đường uống bằng ORS, nếu bệnh nhân bị mất nước nhiều thì phải truyền nước và điện giải, đồng thời cho thuốc trợ tim khi cần thiết.
  • Người bệnh phải được ủ ấm và yên tĩnh, ăn uống theo chế độ ăn kiêng đặc biệt (theo hướng dẫn của thầy thuốc) trong 3 – 5 ngày cho đến khi bệnh nhân trở lại bình thường.

3. Biện pháp phòng chống

  • Đun nóng lại thức ăn, hoặc diệt khuẩn thực phẩm bằng phương pháp Pasteur có tác dụng tốt.

    Đun nóng lại thức ăn
  • Cách chế biến thức ăn thông thường như xào, nấu, luộc rán… có thể tiệt khuẩn tốt hoặc cách làm chua như dầm dấm cũng là món ăn tốt.
  • Nhưng thịt cá ướp muối, các món ăn kho mặn chưa thể coi là an toàn đối với vi khuẩn Salmonella.

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thường xảy ra do thiếu sót trong công tác kiểm tra thực phẩm và nguyên liệu dùng chế biến thực phẩm.Cũng như thiếu sót trong vệ sinh nấu nướng và phục vụ ăn uống tại các cơ sở ăn uống cộng cộng.

  • Vì vậy công tác kiểm tra nghiêm ngặt, quản lý chặt chẽ trong các khâu này hết sức quan trọng.

Biện pháp cụ thể có các biện pháp chính là:

  • Bảo đảm thời hạn cất giữ thức ăn đã chế biến và các nguyên liệu.
  • Sử dụng rộng rãi việc ướp lạnh khi bảo quản thức ăn và nguyên liệu.
  • Đun sôi thức ăn trước khi ăn là biện pháp phòng bệnh tích cực và có hiệu quả nhất.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Ngộ độc thực phẩm do Salmonella