Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể sống. Thận có chức năng hằng định nội môi, duy trì cân bằng axit bazơ và điều chỉnh huyết áp. Thận là cơ quan đóng vai trò là bộ lọc máu của cơ thể, bài tiết nước tiểu và các chất thải như Ure, Creatinin, axit uric và amoniac… Chức năng khác của thận là tái hấp thu nước, các axit amin và glucose và tham gia vào chức năng nội tiêt như sản xuất hoóc-môn như renin, và erythropoietin…
Có những người chỉ sống với một thận do bẩm sinh, hoặc phải cắt bỏ thận do tai nạn sau chấn thương hay mất chức năng do bệnh lý.
Contents
Mất đi một bên thận, thận còn lại sẽ phải làm việc nhiều hơn
tỷ lệ sống lâu dài giữa những người bình thường và những người hiến thận Không có sự khác biệt, không phân biệt về độ tuổi hay giới tính, chủng tộc, hay dân tộc. Tỷ lệ sống lâu ở những người có bệnh thận ở giai đoạn cuối thấp hơn đáng kể ở những người hiến tặng thận so với dân số trong quần thể.
Nghiên cứu cho thấy, ở những người hiến tặng thận, quả thận còn lại có sự tăng cường hoạt động ở mức 70% sau thời điểm hiến tặng 2 tuần và sau đó thận còn lại tiếp tục tăng cường hoạt động thêm 75-85% (tăng cường mức lọc cầu thận) khi theo dõi lâu dài. Điều đó có nghĩa là chỉ với một quả thận còn lại sau hiến tặng, người cho thận vẫn có thể sống mạnh khỏe gần như bình thường do thận còn lại tăng cường hoạt động bù cho chức năng của quả thận mất đi.
Sức khỏe của người hiến thận ảnh hưởng như thế nào sau phẫu thuật?
– Hiến thận là một phẫu thuật, do đó người cho thận sẽ có vết sẹo sau cuộc mổ. Vết cắt do phẫu thuật có thể làm tổn thương thần kinh, gây nên những cảm giác đau đớn lâu dài. Ngoài ra, người cho thận còn có thể có những nguy cơ về thoát vị, bán tắc ruột hoặc tắc ruột sau phẫu thuật.
– Những người có một thận cần lưu ý kiểm tra sức khỏe định kỳ, cần chú ý xét nghiệm protein niệu, mức lọc cầu thận, các xét nghiệm khác để đánh giá chức năng thận.
– Cần chú ý theo dõi tình trạng huyết áp của cơ thể thường xuyên: Huyết áp cao có thể làm hư hỏng các vi mạch của thận, làm tổn thương cầu thận do đó sẽ làm suy giảm chức năng lọc của thận. Suy thận gây nên tăng huyết áp. Tăng huyết áp lại làm nặng thêm tình trạng bệnh lý của thận, tạo nên một vòng xoắn bệnh lý. Bởi vậy, những người còn một thận cần hết sức lưu ý thường xuyên kiểm soát huyết áp.
Việc tìm được một người tình nguyện hiến tặng thận không dễ dàng gì!
Những người đã hiến thận cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình ?
Kiểm soát huyết áp:
Thường xuyên đo và kiểm tra huyết áp, hạn chế và kiểm soát các yếu tố nguy cơ với bệnh huyết áp như không hút thuốc lá, chế độ ăn giảm muối, giảm cholesterol máu hay kiểm soát cân nặng và tình trạng béo phì… Nếu phát hiện tăng huyết áp cần tích cực điều trị sớm để hạn chế sự tổn thương cầu thận.
Ngăn chặn tai nạn thương tích
Đối với những người chỉ có một thận đơn độc cần phải ngăn ngừa các yếu tố chấn thương có thể gây nên tổn thương thận. Việc tham gia chơi các môn thể thao phải hết sức chú ý; Tốt nhất là không nên chơi các môn thể thao có tính chất đối kháng.
Khám sức khỏe định kỳ:
Nhìn chung, những người chỉ có một thận đơn độc vẫn có cuộc sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, họ nên được kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên và lưu ý tới các xét nghiệm đánh giá chức năng thận.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link tại : người có một thận sống như thế nào