Nguyên nhân gây bệnh mày đay

0
540
Bệnh mày đay

ĐẶC ĐIỂM BỆNH

  • Bệnh mày đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì.

    Bệnh mày đay
  • Cơ chế phức tạp, đa số là thông qua kháng thể IgE; trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là
  • Là bệnh da phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dễ nhận biết nhưng rất khó tìm được nguyên nhân chính xác.

NGUYÊN  NHÂN

  • Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp.
  • Trên cùng một người bệnh, có thể có một hoặc nhiều căn nguyên gây mày đay cùng kết hợp. Dưới đây là một số căn nguyên thường gặp:

Mày đay thông thường

+ Do thức ăn

  • Có nhiều thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật có thể gây nổi mày đay.
  • Những thức ăn thường gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, đồ uống lên men (rượu, bia), cà chua, cải xoong, đồ hộp, dưa chuột, khoai tây.

    Mày đay do thức ăn
  • Những thức ăn “thông thường nhất”, “lành nhất” cũng có thể gây mày đay.

+ Do thuốc

  • Trong nhiều trường hợp, thuốc là nguyên nhân chính gây mày đay. Tất cả các loại thuốc và các đường đưa thuốc vào cơ thể đều có thể gây mày đay.
  • Thường gặp nhất là kháng sinh nhóm bêta-lactam, sau đó là nhóm cyclin, macrolid,chloramphenicol. Các thuốc chống viêm không steroid; các vitamin; các  loại vắcxin, huyết thanh; thuốc chống sốt rét; thuốc ức chế men chuyển đều có thể gây mày đay.
  • Các thuốc chống dị ứng như glucocorticoid, prednisolon, dexamethason,
  • các kháng histamin tổng hợp như clarytin, theralen…cũng gây mày đay.
  •  Mày đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng thuốc vài ngày, có thể đơn thuần hay kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch.

+ Do nọc độc: mày đay có thể xuất hiện do tăng mẫn cảm với các vết đốt của một số côn trùng như muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến, sâu bọ.

+ Do tác nhân đường hô hấp: mày đay có thể xuất hiện khi người bệnh hít phải các chất gây dị ứng như rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói thuốc, men mốc.

+ Do nhiễm trùng: mày đay có thể gây nên do nhiễm virus như viêm gan siêu vi B, C; nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, tiết niệu- sinh dục, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hay nhiễm nấm Candida ở da, nội tạng.

+ Do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học:

  • Mày đay có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, son, phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân, xà phòng….
  • Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây mày đay.

Mày đay vật lý

Mày đay xuất hiện do các yếu tố vật lý từ bên ngoài, thường do cơ chế không dị ứng, chiếm hơn 50% các trường hợp mày đay mạn tính, bao gồm:

  • Chứng da vẽ nổi
  • Mày đay do vận động xúc cảm như khi mệt nhọc, gắng sức, stress.
  • Mày đay do chèn ép, do rung động.
  • Mày đay do quá lạnh, do quá nóng, do ánh sáng mặt trời, do nước.

Mày đay do các bệnh hệ thống

Mày đay có thể xuất hiện do người bệnh mắc bệnh toàn thân như:

  • Bệnh chất tạo keo: lupus ban đỏ
  • Viêm mạch
  • Bệnh nội tiết: tiểu đường, cường giáp
  • Bệnh ung thư

Mày đay do di truyền

  • Khoảng 50-60% các trường hợp mày đay liên quan đến di truyền.
  • Nếu chỉ mẹ hoặc bố bị mày đay thì khoảng 25% con cũng bị bệnh này.
  • Nếu cả hai bố mẹ bị mày đay thì tỷ lệ lên đến 50%.

Mày đay tự phát (vô căn):

  • Là mày đay không tìm ra nguyên nhân, chiếm khoảng 50% các trường hợp.