Contents
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường Hoa Kỳ đã phân loại bệnh tiểu đường có 3 dạng chính bao gồm: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ.
Từng dạng bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau. Như trong bệnh tiểu đường type 1 thì yếu tố di truyền rất quan trọng, bên cạnh đó cũng có thể là yếu tố suy giảm hệ miễn dịch khiến cho tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta làm tuyến tụy suy yếu, hoặc yếu tố môi trường.
Tuy nhiên, do phổ biến nhất hiện nay là tiểu đường type 2 (chiếm hơn 90%) và liên quan chặt chẽ đến lối sống – điều mà mỗi người có thể điều chỉnh được, nên chúng tôi sẽ tập trung nói về nguyên nhân gây tiểu đường type 2.
1. Do di truyền:
Gen di truyền đóng một phần quan trọng trong tính nhạy cảm với bệnh tiểu đường type . Có gen hoặc sự kết hợp của các gen nhất định có thể gây tăng hoặc giảm nguy cơ phát triển bệnh của một người.
Vai trò của các gen được các nhà khoa học đặt ra bởi họ nhận thấy các tỷ lệ cao của bệnh tiểu đường type 2 trong gia đình và cặp song sinh giống hệt nhau, và có cả sự biến động lớn về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của 1 chủng tộc.
Những người thừa cân hoặc béo phì có gen nhạy cảm đối với bệnh tiểu đường type 2 cũng có nguy cơ mắc bệnh hơn hẳn một người thừa cân hoặc béo phì bình thường khác.
2. Béo phì và ít vận động:
Hoạt động thể chất và béo phì có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của tiểu đường type 2.
Sự mất cân bằng giữa lượng calo và hoạt động thể chất có thể dẫn đến béo phì, gây kháng insulin ở những người bệnh tiểu đường type 2. Mỡ bụng dư thừa cũng là một yếu tố nguy cơ lớn với tình trạng kháng insulin, tiểu đường type 2 và cả bệnh tim mạch.
3. Kháng insulin:
Kháng insulin là một tình trạng phổ biến ở những người thừa cân hoặc béo phì, có mỡ bụng dư thừa và ít hoạt động thể chất.
Cơ, các tế bào mỡ và gan giảm hoặc ngừng đáp ứng đúng với insulin, buộc tuyến tụy phải bù đắp bằng cách sản xuất thêm insulin. Miễn là các tế bào beta có thể sản xuất đủ insulin và lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Nhưng khi sản xuất insulin ngừng vì rối loạn chức năng tế bào beta đảo tụy, nồng độ glucose tăng, dẫn đến tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
4. Sản xuất glucose bất thường của gan:
Ở một số người mắc bệnh tiểu đường, sự tăng bất thường trong việc sản xuất glucose ở gan cũng góp phần làm tăng lượng đường huyết.
Với một cơ thể bình thường, tuyến tụy tiết hormon glucagon khi lượng glucose trong máu và mức insulin thấp; glucagon kích thích gan sản xuất glucose và phát tán nó vào máu, đưa lượng glucose trong máu trở lại bình thường.
Nhưng vì một lý do nào đó, người ta thấy ở rất nhiều người bị bệnh tiểu đường, nồng độ glucagon cao hơn mức cần thiết. Mức độ glucagon cao làm gan sản xuất ra lượng glucose không cần thiết, góp phần làm mức độ glucose trong máu cao.
Metformin, loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2, chính là để làm giảm mức sản xuất glucose thừa ở gan.
5. Hội chứng chuyển hóa:
Hội chứng chuyển hóa, còn được gọi là hội chứng kháng insulin, dùng để chỉ một nhóm các điều kiện phổ biến ở những người bị tình trạng kháng insulin, bao gồm:
• Mức độ glucose trong máu cao hơn mức bình thường
• Tăng kích thước của vòng eo do mỡ bụng dư thừa
• Tăng huyết áp
• Mức độ bất thường của cholesterol và triglycerides trong máu
Những người có hội chứng chuyển hóa có nguy cơ cao phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi lối sống, chẳng hạn như chăm vận động cơ thể và giảm cân, là những cách tốt nhất để đảo ngược hội chứng chuyển hóa, cải thiện phản ứng của cơ thể với insulin, và giảm nguy cơ bệnh tiểu đường type 2 cũng như các bệnh tim mạch.
6. Các yếu tố nguy cơ gây tiểu đường type 2:
Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường có một số đặc điểm sau đây, và đó cũng chính là những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tiểu đường.
• Tuổi trên 45
• Cha mẹ hoặc anh chị trong gia đình bị bệnh tiểu đường
• Lịch sử sinh ra một con nặng hơn 4,5kg
• Lịch sử tiểu đường thai kỳ
• Cao huyết áp 140/90 hoặc trên mức này, hoặc đang điều trị tăng huyết áp
• Lipoprotein mật độ cao (HDL), hoặc tốt, cholesterol dưới 35 (mg/dL), hoặc một mức độ chất béo trung tính cao hơn 250 mg/dL
• Hội chứng buồng trứng đa nang, hay còn gọi là PCOS
• Tiền tiểu đường – một mức A1C của 5,7-6,4 phần trăm; một xét nghiệm đường huyết lúc đói cho kết quả 100-125 mg/dL; hoặc xét nghiệm glucose dung nạp kết quả từ 140-199, thì được gọi là mức dung nạp glucose.
• Lịch sử có bệnh tim mạch.
Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến cáo rằng những người thừa cân, béo phì và người trên 45 tuổi nên đi xét nghiệm để phát hiện bệnh tiểu đường và tiểu đường type 2.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại : Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường