Nguyên nhân và cơ chế của giảm glucose máu và tăng glucose máu

0
2152
Xét nghiệm máu

Nguyên nhân và cơ chế của giảm glucose máu và tăng glucose máu

glucose máu

Bình thường glucose máu luôn  duy trì ổn định, khi đói là khoảng 1g/l. Khi có sự thay đổi nồng độ glucose máu, dù tăng hay giảm cũng đều gây nên các bệnh lý, gây rồi loạn chuyển hóa trong cơ thể, có thể gây nên nhiều trường hợp nguy hiểm như khi hạ đường máu quá sâu gây hôn mê gan, hay khi tăng đường máu gây bệnh tiểu đường với nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người bệnh. Vì vậy, việc ăn uống, chế độ sinh hoạt điều độ để duy trì đường máu là điều hết sức quan trọng cho sức khỏe mỗi người

Giảm glucose máu

Giảm glucose máu: Khi nồng độ glu < 0,8g/l do:

  • Cung cấp thiếu : khẩu phần hằng ngày thiếu về lượng
  • rối loạn khả năng hấp thu glucid:

+ thiếu enzym tiêu thụ của tụy và ruột

+ Giảm diện tích hấp thu của ruột: cắt đoạn ruột,tắc ruột, viêm ruột….

+ Giảm quá trình phosphoryl hóa ở tế bào thành ruột: ngộ độc, viêm ruột mãn

+ Thiếu bẩm sinh enzym galactose uridyl tranferase nên galactose không được chuyển thành glucose. Trẻ không chịu được sữa, nôn sau khi bú, tiêu chảy, suy dinh dưỡng.

  • rối loạn khả năng dự trữ:

+  Gan giảm khả năng dự trữ glucid: Gan là kho dự trữ của cơ thể. Trong các bệnh lý của gan: viem gan, xơ gan… thì glucose máu giảm

+ thiếu bẩm sinh một số enzym ở gan như: phosphorylase, amylo 1,6 glucosidase làm ứ đọng glycogen hoặc sản phẩm thoái hóa dở dang( dextrin giới hạn) gây hạ glucose khi đói

+ gan giảm khả năng tân tạo glucid từ các sản phẩm khác cũng như làm giảm lượng glucose máu

  • tăng mức tiêu thụ: tiêu thụ glucid trong tất cả các trường hợp đòi hỏi tiêu thị năng lượng của cơ thể: co cơ, run, sốt kéo dài
  • rối loạn điều hòa của hệ thần kinh, nội tiết: cường phó giao cảm. ức chế giao cảm. Giảm các nội tiết tố có tác dụng làm tăng glucose máu hoặc tăng tiết insulin
  • thận giảm khả năng tái hấp thu glucose. Nguyên nhân :do rối loạn quá trình phosphoryl hóa ở tế bào ống thận.

Ngoài ra, bệnh u tế bào beta của đảo tụy (u ở thân tụy) tăng tiết insulin gây hạ đường máu kịch phát. bệnh thường nặng, dễ bị hôn mê do những cơn hạ glucose máu

Tăng glucose máu:

Bình thường glucose máu khoảng 1g/l. khi sử dụng mạnh glucid thì glucose máu tăng đến 1,2 – 1,5g/l. khi glucose máu tắng quá 1,6g/l thì glucose bị đào thải qua thận. Khi tăng glucose máu thì insulin do tế bào beta của đảo tụy tiết ra có tác dụng làm giảm glucose máu nhanh và mạnh

Insulin làm glucose nhanh chóng vào tế bào và nhanh chóng được sử dụng( thoái hóa cho năng lượng, tổng hợp glycogen, tổng hợp lipid, acid amin):

  • hoạt hóa hexokinase làm glucose nhanh chóng vào tế bào
  • tăng khả năng thấm ion kali và phosphate vô cơ vào tế bào,tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phosphoryl hóa và sử dụng glucose
  • trực tiếp chuyển glycogen synterase từ dạng không hoạt động sang dạng hoạt động để tổng hợp glycogen từ glucose
  • ức chế một số enzyme xúc tác tân tạo đường như pyruvat carboxylase
  • gắn với thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào đích , tạo nên chất trung gian là oligoglycopeptid có tác dụng vận chuyển glucose vào tế bào
  • làm giảm thoái hóa các chất có khả năng tạo ra glucose như: glycogen, lipid, protid.
  • copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
  • Link bài viết tại : Nguyên nhân và cơ chế của giảm glucose máu và tăng glucose máu