Nguyên nhân và đại thể xơ vữa động mạch

0
649
nhồi máu cơ tim

Bệnh sinh Xơ vữa động mạch

Trong lịch sử có 2 giả thuyết chính về xơ vữa động mạch:

– Tăng sinh TB lớp áo trong ĐM như một phản ứng đối với sự ngấm protein và lipid huyết tương từ máu

– Hiện tượng tổ chức hoá và tái phát triển của các huyết khối =>mảng xơ vữa.

Quan điểm hiện thời: kết hợp hai giả thuyết + yếu tố nguy cơ, coi bệnh XVĐM là một đáp ứng viêm mạn tính của thành ĐM bắt nguồn từ một dạng tổn thương nhất định của tế bào nội mô.

1. Tổn thương nội mô mạn tính => RLCN của TB nội mô: tăng tính thấm, tăng sự kết dính bạch cầu

2. Lipoprotein ngấm vào thành mạch, chủ yếu là LDL, với choresterol có trọng lượng phân tử cao.

3. Oxy hoá các lipoprotein.

4. Sự kết dính của các bạch cầu đơn nhân (và các bạch cầu khác) vào tế bào nội mô kèm theo sự di cư của bạch cầu đơn nhân vào lớp áo trong và sự chuyển dạng của chúng trở thành các đại thực bào và tế bào bọt.

5. Sự kết tụ tiểu cầu.

6. Sự giải phóng các yếu tố từ các tiểu cầu đã được hoạt hoá, ĐTB hay các TB nội mô gây ra sự di cư của các TB cơ trơn từ lớp áo giữa vào lớp áo trong.

7. Sự tăng sinh của các TB cơ trơn vào lớp áo trong vàsự phát sinh của chất nền ngoại bào dẫn đến sự lắng đọng của collagen và các proteoglycan.

8. Tăng cường sự lắng đọng lipid vào trong TB (ĐT và các TB cơ trơn) và ngoài tế bào.

xơ vữa động mạch

Phân loại xơ vữa động mạch

WHO đánh giá mức độ của tổn thương XVĐM về hình thái học.

– Độ 0: lắng đọng các hạt mỡ ở lớp áo trong, chưa nổi rõ trên mặt ĐM.

– Độ I: chấm hoặc vạch mảnh, màu vàng đục, nổi rõ trên bề mặt ĐM, có thể hợp thành từng mảng nhỏ.

– Độ II: mảng lớn nổi cao trên mặt ĐM, chủ yếu những mô xơ do phản ứng quá sản ở vùng tổn thương có màu trắng đục hay máu trắng xám.

– Độ III: loét, chảy máu, hoại tử hoặc huyết khối, có thể kèm theo calci hóa ở vùng trung tâm hoại tử.

– Độ IV: calci hóa, đôi khi xương hóa làm vách ĐM rất cứng.

Đại thể

Kích thước: đk từ 0,3 – 1,5 cm hoặc mảng lớn.

Màu sắc: trắng xám, sau vàng đục, xẫm đen.

Hình dạng: hướng dọc, ngang, thường tròn, hơi dài, cao như hình núi (khi có vôi hoá và huyết khối).

Tính chất: chun, chắc =>cứng xơ =>rắn khi vôi hoá.

Mặt trên: bóng khi có nội mô che phủ. Ráp gợn, mất nhẵn khi bị loét.

– Mặt cắt:

+ Mặt ngoài:có một lớp mô liên kết xơ, Hyalin

+ Phía dưới: chất xốp vàng nhạt hoặc khô như bột, ướt nhão giống như mỡ, như vữa.

Tiến triển

Loét: mặt ngoài mất nhẵn, phủ huyết khối. Loét nông hoặc sâu do các mảng vôi và huyết khối bong ra

Vôi hoá: mảng có bờ dày, rắn, khó cắt. Mảng vôi cao lên thất thường, hướng dọc theo dòng máu chảy, giống như dãy núi, ở kẽ các dãy núi đó là HK.

Chảy máu: mảng XV long ra được nuôi dưỡng bằng các huyết quản tân tạo.

Huyết khối: mảng XV long => tổn thương thành ĐM, tạo điều kiện huyết khối phát sinh. ở giữa các mảng XV, thành ĐM dày và xơ, màu xám có khi bị răn rúm theo chiều dọc, do co lại

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com