Những hiểu biết về bệnh dại

0
526
bệnh dại

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virut dại, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương của những động vật có vú.

Bệnh củ yếu ở động vật máu nóng ngẫu nhiên truyền sang người qua vết cắn, cài có chất tiết nhiễm virut dại (thường là nước bọt qua vết cắn ).

Bệnh dại

Biểu hiện lâm sàng của bệnh chủ yếu là trạng thái kích thích tâm thần vận động hoặc hội chứng liệt kiểu Landry.

Bệnh gây tử vong 100% khi bệnh nhân đã lên cơn dại.

Bệnh được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm  tối nguy hiểm.

Dịch tễ học

  • Bệnh dại gặp ở khắp nơi trên thế giới. Hiện tại có 30 quốc gia đã thanh toán được bệnh dại ( do đặc điểm cô lập về địa lý, việc kiểm soát chặt chẽ súc vật nuôi): quần đảo Anh, Nhật, châu Úc…
  • Tại Việt Nam, việc nuôi chó thả rông, chưa quan tâm đến tiêm phòng cho chó, chương trình kiểm soát súc vật nuôi chưa chặt chẽ, ý thức phòng bệnh chưa cao dẫn đến tỷ lệ bệnh còn cao. Theo số liệu của Viện Vệ Sinh Dịch Tễ trung ương từ năm 1996 đến năm 2000 trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 542405 trường hợp phải tiêm phòng dại, trong đó số tử vong là 134 trường hợp.

Mầm bệnh

Virut dại thuộc họ rhabdoviridae. Pasteur chia virut dại thành 2 loại:
– virut dại đường phố: có động lực mạnh, gây bệnh cho người và súc vật.

  • Virut dại cố định: được nuôi cấy và thích ứng trong phòng thí nghiệm, đã làm giảm mất độc lực, không gây bệnh dại cho người, chỉ gây bệnh dại thể liệt ở súc vật. Được dùng để điều chế vacxin vì có cùng kháng nguyên với virut dại đường phố.

Nguồn bệnh

  • Tất cả động vật máu nóng đều có thể là nguồn chứa virut dại ( súc vật nuôi hoặc hoang dại ).
  • Ngoài chó các súc vật khác cũng bị dại như: mèo, ngựa, lừa, bò, cừu, lợn.
  • Dã thú hay mắc bệnh dại nhất là chó sói, cáo, dơi, Vampire hút máu bò ở Nam Mỹ.
  • ở Việt Nam nguồn bênh chủ yếu là chó (96,1%), mèo (3,9%).

Đường lây

  • Qua da niêm mạc có tổn thương dù là rất nhỏ do:
  • Bị súc vật cắn, cào, liếm – là đường lây chính.
  • Làm thịt súc vật bị dại.
  • Ngoài ra còn lây qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt của chó dại, người bị dại mà trên người lành có sẵn vết thương ( hiếm gặp ).
  • Ngoài da bệnh còn lây
  • Qua đường hô hấp: gặp ở Nam Mỹ khi vào hang động có dơi Vampire mang virut dại.
  • Qua ghép giác mạc của người bị dại ( hiếm ).

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG CHO NGƯỜI BỊ SÚC VẬT NGHI DẠI CẮN

  • Xử trí vết thương
  • Phải làm ngay sau khi bị súc vật cắn nhằm diệt và loại bỏ virut dại khỏi vết thương.
  • Phải dội rửa kĩ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, sau đó rửa lại bằng nước lọc và lau khô. Sát trùng vết thương bằng cồn, cồn iod, hoặc ete. Cắt lọc vết thương, tránh khâu vết thương sớm trừ vết thương ở mặt. Có thể tiêm phòng uốn ván và cho kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương.
  • Điều trị dự phòng vacxin và huyết thanh kháng dại.
  • Tiêm vaccin dại

Trường hợp chó còn sống

  • Nếu vết cắn nhẹ , xa thần kinh trung ương phải theo dõi chó, sau 10 ngày chó vẫn khỏe mạnh thì không phải tiêm phòng.
  • Nếu trong thời gian theo dõi chó có biểu hiện nghi dại thì phải tiêm vacxin và huyết thanh ngay khi chó có dấu hiệu dại đầu tiên.
  • Nếu vết cắn sâu, nhiều nơi, gần thần kinh trung ương phải tiêm vacxin ngay. Sau 10 ngày theo dõi chó vẫn sống thì ngừng tiêm.

Trường hợp chó khả nghi, chó chết hay mất tích phải tiêm vacxin và huyết thanh ngay. Phải tiêm huyết thanh sớm ( trước 72 giờ kể từ khi bị cắn ). Tiêm trước khi tiêm vacxin.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Những hiểu biết về bệnh dại