Những tồn tại
-Dân số nước ta mỗi năm tăng thêm khoảng hơn 1 triệu người, như vậy dự tính vào năm 2020 dân số nước ta có thể lên tới gần 100 triệu, trong đó có khoảng 22 triệu người thuộc nhóm vị thành niên từ 10-19 tuổi.Nhóm dân số này là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước trong tương lai gần và cũng là nhóm có nguy cơ cao về sức khỏe sinh sản nhưng công tác chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên chưa được làm nhiều.
-Mức sinh ở nước ta tuy đã giảm nhưng chất lượng công tác kế hoạch hoá gia đình còn yếu thể hiện ở tỷ lệ thất bại trong sử dụng các biện pháp tránh thai còn cao.Số con trung bình của mỗi phụ nữ ở tuổi sinh đẻ là 2,3 nhưng ở các vùng trung du hoặc miền núi, duyên hải miền trung và Tây Nguyên, số này vẫn ở mức 3-4 con.
-Việc chăm sóc phụ nữ có thai và các bà mẹ còn nhiều thiếu sót.Tỷ lệ các bà mẹ được khám thai và khi đẻ được cán bộ chuyên môn giúp đỡ còn thấp, việc chăm sóc sau sinh, hướng dẫn cho con bú và cách nuôi dạy con chưa được làm tốt.
Nguyên nhân là do sự yếu kém của hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đặc biệt ở một số vùng khó khăn. Do đó, tỷ lệ tử vong bà mẹ với những nguyên nhân chủ yếu là các tai biến sản khoa cũng như tỷ lệ tử vong chu sinh còn cao nhất là ở các vùng kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp.
-Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khá cao.Sự tăng nhanh tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là trong độ tuổi thanh thiếu niên dưới 25 tuổi đang là điều đáng lo ngại.Trong khi đó việc giáo dục tuyên truyền và cung cấp các dịch vụ phòng và chữa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi với sự phối hợp tham gia của mọi cơ sở trong và ngoài ngành y tế công cũng như tư.
-Tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ con cao nhưng các biện pháp nhằm dự phòng và điều trị vô sinh, nhất là các biện pháp áp dụng công nghệ kĩ thuật cao còn nhiều hạn chế.
-Ung thư ở phụ nữ được xếp vào hạng nguyên nhân thứ hai gây tử vong sau các bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh trùng, trong đó phổ biến nhất là ung thư vú và ung thư cổ tử cung và tỷ lệ mắc bệnh ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị.
-Các vấn đề sức khỏe ở người cao tuổi cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản trong những năm tới.
Để giải quyết các vấn đề trên, ngành y tế phối hợp cùng các ngành khác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt các nội dung chính sau:
-Kế hoạch hóa gia đình.
-Làm mẹ an toàn.
-Thông tin,giáo dục truyền thông và tư vấn.
-Nạo hút thai an toàn.
-Phòng và điều trị vô sinh.
-Phòng và chữa các bệnh lây truyền qua đường tình dục/nhiễm khuẩn đường sinh dục.
-Sức khỏe sinh sản vị thành niên.
-Đề phòng và phát hiện sớm các ung thư đường sinh dục.
-Sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Nguồn ghi copy: daihocduochanoi.com
Link tại: Những tồn tại chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản