Contents
Chẩn đoán phân biệt
Bọng nước dạng pemphigus
+ Bọng nước dạng pemphigus hay gặp ở người trên 60 tuổi.
- Bọng nước to, căng, mọc trên nền da đỏ hoặc bình thường.
- Thương tổn thường ở phần bụng dưới và mặt gấp của chi. Có thể có các mảng mày đay.
- Niêm mạc hiếm khi bị tổn thương, tiên lượng tốt hơn pemphigus.
Bệnh Duhring-Brocq
- Bọng nước căng, xung quanh bọng nước có quầng đỏ.
- Ngoài thương tổn là bọng nước còn có các thương tổn khác như mụn nước, sẩn mày đay.
- Bệnh nhân có tiền triệu.
- Thương tổn có thể khu trú ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.
- Toàn trạng ít bị ảnh hưởng.
Bệnh da bọng nước do thuốc
- Bệnh da bọng nước do thuốc thường tiến triển cấp tính, sau dùng thuốc người bệnh có ngứa, đỏ da, sau đó xuất hiện các bọng nước rải rác khắp cơ thể.
- Hay có tổn thương niêm mạc, có triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nước, điện giải…
- Lui bệnh trong 3-4 tuần hoặc có thể tiến triển nặng lên, gây nguy cơ tử vong.
- Xét nghiệm khuyếch tán thạch, Boyden dương tính với thuốc gây dị ứng.
- Mô bệnh học: hoại tử tế bào thượng bì, không có hiện tượng tiêu gai.
Ly thượng bì bọng nước mắc phải
- Ly thượng bì bọng nước mắc phải là bệnh ít gặp, hay gặp ở tuổi 40-50
- Da dễ bị tổn thương, bọng nước xuất hiện ở các vùng cọ xát như mu tay, chân, khi lành để lại sẹo và các hạt milia, móng bị loạn dưỡng.
- Khoảng 50% người bệnh có tổn thương niêm mạc.
Hồng ban đa dạng
- Hồng ban đa dạng có bọng nước, mụn nước xếp thành hình bia bắn hoặc hình huy hiệu, khu trú đặc biệt ở đầu các chi.
- Niêm mạc có thể có tổn thương.
- Mô bệnh học: có hoại tử dưới bọng nước.
Chốc
- Chốc có bọng nước nông, hoá mủ nhanh, dễ dập vỡ tạo thành vảy tiết dày màu sáp ong.
Điều trị
Điều trị tại chỗ
+ Người bệnh thường được tắm bằng nước thuốc tím 1/10.000. Sau đó bôi dung dịch màu như eosin 2%, xanh methylen hoặc mỡ kháng
+ Nếu miệng có nhiều thương tổn:
- Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn
- Chấm lên tổn thương xylocain gel 1-2% hay cồn ngọt diphenhydramin để làm dịu đau.
Điều trị toàn thân
– Dùng corticoid
Bắt đầu liều trung bình hoặc cao (40-150mg/ngày) tuỳ vào mức độ nặng của người bệnh.
+ Nếu có đáp ứng:
- Thương tổn khô hơn, không có hoặc có ít thương tổn mới thì tiếp tục duy trì liều cao trong khoảng 7-10 ngày rồi giảm dần liều
- Cứ 7-10 ngày giảm 5-10 mg, giảm đến liều tối thiểu (liều duy trì) để giữ được tình trạng ổn định.
+ Nếu người bệnh không đáp ứng với prednisolon sau 6-8 tuần thì nên phối hợp với thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphamid (100mg/ngày) hoặc methotrexat (25-50 mg tiêm bắp/tuần) hoặc azathioprin (100-150mg/ngày).
Người bệnh nên được kiểm tra lâm sàng, tác dụng phụ của thuốc, xét nghiệm chức năng gan, thận, cơ quan tạo huyết.
– Với những người già do rất khó phối hợp corticoid với thuốc ức chế miễn dịch có thể dùng dapson (50-100mg/ngày).
– Ngoài ra dùng phối hợp kháng sinh chống bội nhiễm; nâng cao thể trạng bằng truyền plasma hoặc truyền máu.
– Lọc huyết tương làm giảm nồng độ tự kháng thể.