Contents
1. Truyền thông phòng chống béo phì
Béo phì là một tình trạng rối loạn chuyển hoá rất khó giải quyết, nhất là khi đó trở thành béo phì bệnh lý.
Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất là truyền thông cho mọi người dự phòng từ xa, ưu tiên cho những đối tượng đang tăng cân đến mức thừa cân nhưng chưa béo phì.
Nội dung chính của truyền thông là:
- Giúp cho các đối tượng có nguy cơ cao tự giác theo dõi cân nặng hằng tháng
- Biết lựa chọn những thức ăn để xây dựng khẩu phần hợp lý cho bản thân
- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi và luyện tập thích hợp để không tăng cân.
2. Chế độ ăn và luyện tập hợp lý
Chế độ ăn là nền tảng quan trọng nhất của dự phòng và chống béo phì.
Các biện pháp cần phối hợp thực hiện trong chế độ ăn cho bệnh nhân béo phì là:
- Chế độ ăn có calo thấp
- Giảm chất bột
- Giảm glucid tinh chế
- Giảm chất béo động vật,
- Ăn đủ protein và vitamin, muối khoáng
- Hạn chế các đồ uống ngọt, rượu, bia.
Cần duy trì chế độ lao động thể lực thường xuyên, luyện tập ở môi trường thoáng giầu oxy.
Khuyến khích tăng số giờ đi bộ, đi xe đạp và giảm số giờ nằm xem tivi, ngồi chơi giải trí.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cân đối calo thấp là:
- Giảm tổng số năng lượng khẩu phần ăn vào được tính cân đối với chỉ số BMI.
- Đảm bảo nhu cầu protein, vitamin và chất khoáng theo nhu cầu
- Tỷ lệ năng lượng khẩu phần do glucid chiếm khoảng 50%, lipid chiếm dưới 20% còn protein chiếm khoảng 30%
- Chất xơ (rau, quả xanh là chính) trong khẩu phần khoảng 400g/24 giờ.
3. Thường xuyên theo dõi cân nặng
- Cần theo dõi cân nặng và chiều cao để tính ra chỉ số BMI
- Đảm bảo sao cho cân nặng không tăng quá mức nhưng cũng không được giảm đột ngột.
- Đối với bệnh nhân béo phì, mỗi tháng không nên giảm quá 4 – 6 kg nghĩa là mỗi tuần giảm 1 kg là vừa.
- Những người có cân nặng phù hợp với cân nặng nên có, chỉ số BMI từ 18 – 23 thì nên duy trì cho cân nặng ở mức ổn định là tốt nhất.
- copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
- Link bài viết tại : phòng chống béo phì