Phục hồi chức năng các bệnh khớp

0
528
Phục hồi chức năng khớp

Bệnh khớp là một loại bệnh hay gặp ở nước ta. Điều tra cơ bản tình hình bệnh tật hệ vận động của nhân dân đồng bằng song Cửu Long từ 1978 – 1981 cho thấy tỷ lệ bệnh khớp là 1,2% dân số.

Bệnh thể hiện dưới nhiều hình thái lâm sàng: Viêm khớp, viêm phần phụ của khớp như viêm bao hoạt dịch, viêm dây chằng, gân…

Bệnh khớp

 

MỤC ĐÍCH CỦA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là phương pháp có giá trị đối với các bệnh khớp. Mặc dù không chữa khỏi bệnh nhưng sẽ giúp bệnh nhân bớt đau và ngăn ngừa các di chứng. Các tác dụng gồm:

  1. Giảm đau
  2. Duy trì tầm vận động của khớp bị bệnh
  3. Duy trì sức mạnh của các cơ quan quanh khớp
  4. Bảo vệ các khớp khỏi bị tổn thương hay biến dạng.

    CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

    Phục hồi chức năng khớp

    Tư thế:

Tư thế đúng là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ bệnh khớp nào. Bệnh nhân cần giữ tư thế đúng trong mọi sinh hoạt nằm, ngồi, đứng, đi.

  • Khi nằm: Nệm mỏng, giường cứng, gối thấp để giữ tư thế cho cổ và lưng, không dung gối đặt dưới hai gối để tránh biến dạng gập và cứng khớp gối. Người bệnh nên nằm sấp 15 phút – 2 lần mõi ngày để duỗi thẳng khớp hông và gối.
  • Các khớp hang và khớp gối trong giai đoạn viêm cấp nên giữ tư thế duỗi
  • Khi ngồi: nên ngồi trên mặt ghế cứng, tựa lưng thẳng, hai bàn chân đặt sát nền nhà.
  • KHi đứng: dáng đứng vươn cao với đầu thẳng, giữ thẳng khớp hông và gối, chịu đều sức nặng trên hai chân.
  • Khi đi: Bước tới và không kéo lê bàn chân, dáng đi nhẹ nhàng, hai tay đu đưa thoải mái, không đi với khớp hông và gối cong gập.

    Giảm đau:

Đau là một trở ngại lớn cho sinh hoạt của bệnh nhân. Nên việc giảm đau là việc làm cần thiết để người bệnh có thể cử động, tập luyện.

  • Thuốc giảm đau: Thông thường và có tác dụng tốt là nhóm salicylate và corticoide. Tuy nhiên cần chú ý đến tác dụng phụ.
  • Sự nghỉ ngơi: có tác dụng giảm đau nhưng không có nghĩa là bất động hoàn toàn vì sẽ tạo ra yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng và gây thương tật thứ cấp. Cá bài tập co cơ tĩnh là thích hợp trong giai đoạn này.
  • Dụng cụ chỉnh hình: có tác dụng trợ giúp như máng, nẹp.
  • Vật lý trị liệu giảm đau:
  • Nhiệt trị liệu: Có tác dụng giãn cơ, giảm đau giúp bệnh nhân thoải mái trước khi tập luyện.
  • Tắm nước móng: Áp dụng cho viêm nhiều khớp. Nhiệt độ khoảng 37,8 độ trong 15-20 phút/lần/ngày
  • Đắp túi nóng: với khớp ít bị đau
  • Parafin: thuận lợi với khớp cổ, bàn tay chân.

Thường trong giai đoạn viêm cấp, nhiệt lạnh có tác dụng tốt hơn.

* Xoa bóp: Được áp dụng sau giai đoạn cấp.

Vận động trị liệu

Ngoài giai đoạn viêm cấp, cần vận động sớm để duy trì tầm vận động khớp, đề phòng cứng khớp và teo cơ.Điều trị bằng nhiệt trước khi tập có tác dụng tăng tầm vận động khớp. Nếu cơ quá yếu cần vận động trợ giúp. Giai đoạn sau có kháng trở để tăng lực cơ.

Hoạt động di chuyển

Tập luyện tư thế và dáng đi là rất cần thiết đặc biệt trong một số bệnh như viêm cột sống dính khớp. Sử dụng dụng cụ trợ giúp để tăng khả năng di chuyển cho bệnh nhân.

Phục hồi tâm lý

Người bệnh thường có khuynh hướng lệ thuộc, sợ đau và cảm giác vô vọng quá mức so với thực trạng của bệnh. Khuyến khích các hoạt động tự chăm sóc để tăng tính độc lập cho người bệnh.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com