RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIÊU HÓA TẠI RUỘT

0
920
Rối loạn tiêu hóa

Ruột có chức năng hoàn tất quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng, vì vậy nó đóng vai trò tiêu hoá quan trọng

 

Ruột có nhiều loại dịch tiêu hóa đổ vào, hệ thống enzym rất phong phú có khả năng phân giải tất cả thức ăn thành dạng  cơ thể có thể hấp thu được.

rối loạn hệ tiêu hóa

1. Rối loạn chức năng tiết dịch

Các loại dịch tiêu hóa tại ruột

– Dịch mật

– Dịch tụy

– Dịch ruột

1.1  Rối loạn tiết dịch mật

– Mỗi ngày gan tiết khoảng 500 ml mật (nhũ tương hóa mỡ  giúp enzymelipase ở ruột tiêu hóa mỡ)

– Giảm tiết dịch mật gặp trong: thiểu năng gan, tắc ống dẫn mật, bệnh ở hồi tràng làm kém tái hấp thu muối mật.

– Hậu quả: mỡ không được hấp thu, giảm các vitamin tan trong mỡ (A,D,K,E)

 

1.2. Rối loạn tiết dịch tụy

– Tuyến tụy tiết enzyme chủ lực tiêu protid, glucid và lipid.

– Giảm tiết dịch tụy trong thiểu năng tụy: không tiêu hóa được thức ăn, rối loạn tiêu hóa nặng.

1.3. Rối loạn tiết dịch ruột

– Tăng tiết dịch ruột

– Giảm tiết dịch ruột

2. Rối loạn co bóp ở ruột

– Tiêu chảy

– Tắc ruột

– Táo bón

2.1. Tiêu chảy

* Phân loại:

Cấp: đại tiện nhanh, nhiều lần/ngày, phân nhiều nước

Mạn: phân nhão, thời gian dài

* Nguyên nhân:

– Tổn thương thực thể: viêm…

– Thiếu enzyme tiêu hóa, muối mật

– Tăng nhu động ruột: các loại u ruột

– Ngoài ruột: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa

* Cơ chế bệnh sinh:

– Tăng tiết dịch.

– Tăng co bóp: thức ăn qua nhanh phân sống, lổn nhổn.

– Giảm hấp thu:↑ lượng nước thải trong phân.

Trong viêm ruột cấp do ngộ độc, cả 3 cơ chế trên đều có mặt và đóng vai trò quan trọng.

* Hậu quả

– Tiêu chảy cấp: biểu hiện 2 hội chứng

+ Rối loạn huyết động học : máu cô đặc, ↓khối lượng tuần hoàn, tụt huyết áp  gánh nặng cho tim  suy tuần hoàn.

+ Nhiễm độc và nhiễm acid do mất dự trữ kiềm + RLHĐH RL chuyển hóa (yếm khí), tuần hoàn qua thận giảm  vô niệu → vòng xoắn bệnh lý tự duy trì.

– Tiêu chảy mạn: giảm khả nặng tiêu hóa và hấp thu tại ruột  thiếu máu, suy dinh dưỡng, còi xương.

2.2. Tắc ruột

Là tình trạng đoạn ruột mất lưu thông  phía trên bị căng giãn do ứ thức ăn và chất dịch.

* Nguyên nhân:

– Cơ học: lồng ruột, giun, bã thức ăn, u…

– Chức năng: liệt ruột, cường dây X gây co thắt 1 đoạn ruột

* Biểu hiện:

– Trên chỗ tắc tăng cường co bóp gây các cơn đau dữ dội, hiện tượng rắn bò ở thành bụng. Ruột bị tắc, thức ăn không lưu thông được gây xuất hiện các sóng phản nhu động làm bệnh nhân nôn mửa.

– Ruột chướng hơi vì lên men, nhiễm độc, mất nước và ĐG.

– Đau do phản xạ thần kinh khi ruột bị căng.

* Hậu quả

Tùy vị trí:

– Tắc ruột ở cao gây nôn nhiều, mất nước nhiều có thể gây giảm lưu lượng tuần hoàn, hạ huyết áp, trụy mạch…

– Tắc ở tá tràng: nôn ra dịch kiềm → nhiễm toan.

– Tắc thấp: nôn ít nhưng nhiễm độc sớm và nặng.

2.3. Táo bón

* Cơ chế và nguyên nhân:

– Tắc nghẽn cơ học ở đại tràng, trực tràng phân nằm lâu (u sẹo, co thắt kéo dài do cường phế vị..)

– Giảm trương lực đại tràng giảm co bóp đẩy phân đi (người già, béo, ngồi lâu…)

– Thói quen nhịn đại tiện độ nhạy cảm thụ giảm mất cảm giác mót đại tiện.

– Thức ăn ít chất xơ

* Hậu quả

– Trĩ (↑ áp lực  phồng tĩnh mạch quanh hậu môn và trực tràng)

– Nhiễm khuẩn (búi trĩ vỡ)

– Sa trực tràng, nứt hậu môn

– Thay đổi tâm lý (dễ cáu gắt)

Coppy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : https://daihocduochanoi.com/roi-loan-chuc-nang-tieu-hoa-tai-ruot/