Rối loạn hô hấp

0
2100
cơ quan hô hấp

cơ quan hô hấp

Rối loạn thông khí:

  • Rối loạn thông khí do không khí thở:  do giảm thể tích không khí hít vào, thay đổi tỉ lệ, áp lực vào phế nang sẽ gây rối loạn thông khí
  • Bệnh lên cao ( núi cao): là bệnh lý do giảm áp lực riêng phần không khí thở gây tình trạng thiếu oxy.

Đặc điểm của bệnh:

giảm oxy và cacbonic máu

Khi lên cao thì tỉ lệ các không khí không thay đổi, nhưng áp lục không khí thay đổi ( giảm xuống), làm cho áp lực riêng phần từng khí giảm. cụ thể áp lực riêng phần oxy giảm, do đó áp lực oxy ở phế nang giảm ( bình thường là 100mmHg), oxy vào máu giảm, đậm độ máu động mạch giảm dẫn đến tổ chức thiếu oxy nên phải thở sâu, thở nhanh. Áp lực riêng phần của khí cacbonic ở phế nang giảm khi lên cao, khi lên cao do tăng hô hấp dẫn đến tăng đào thải khí cacbonic nên đậm độ khí cacbonic máu giảm.

Mức độ bệnh phụ thuộc:   độ cao

Trạng thái thần kinh

Tình trạng vận cơ

  • Ngạt: là tình trạng bệnh lí do thiếu oxy và tăng cacbonic trong thành phần không khí thở.

Nguyên nhân:

  • o Do không khí xung quanh không được thay đổi, oxy giảm, cacbonic ngày càng tăng như trong phòng kín, dưới hầm mỏ…
  • o Do giảm thể tích khí thở vào trong các trường hợp đường dẫn khí bị tắc: sặc, nghẹn, bóp cổ, co thắt khí phế quản, bạch hầu, u chèn ép…
  • o Do phế nang tràn đầy dịch trong phù phổi cấp, bị xẹp trong viêm phổi…

Diễn biến: qua 3 giai đoạn

  • o Giai đoạn hưng phấn
  • o Giai đoạn ức chế
  • o Giai đoạn suy sụp
  • – Rối loạn thông khí do bệnh của bộ máy hô hấp:
  • Các bệnh của đường hô hấp trên:
  • o Tắc cơ học đường hô hấp trên: sặc nước, nghẹn, áp xe hầu, bạch hầu, khôi u chèn ép
  • o Co thắt khí phế quản phản xạ
  • o Viêm phế quản: tăng tiết dịch, phù nề làm hẹp đường dẫn khí.
  • Các bệnh của đường hô hấp dưới:
  • o Hen phế quản: với biểu hiện khó thở, khó thở từng cơn, khó thở ra do co thắt các cơ trơn tiểu phế quản, đường dẫn khí phù nề, xuất tiết dịch dẫn đến hẹp.
  • o Viêm phổi: trong viêm phổi thùy, nhu mô phổi bị đông đặc ở 1 thùy hay phân thùy, nên không khí không vào trong nhu mô phổi được dẫn đến thiếu oxy.
  • Tổn thương lồng ngực
  • o Liệt cơ hô hấp như cơ lien sườn, cơ cổ, cơ hoành do tổn thương thần kinh tủy sống, viêm đa rễ thần kinh, viêm cơ hô hấp…
  • o Dị dạng lồng ngực, cột sống: gù, vẹo cột sống.
  • Các bệnh của màng phổi
  • o Tràn khí màng phổi: do chấn thương, bệnh nội khoa như lao. Làm xẹp phổi giảm diện hô hấp.
  • o Tràn dịch màng phổi: do các bệnh như lao, ung thư, viêm màng phổi.

Rối loạn khuếch tán:

  • – Định nghĩa: khả năng khuếch tán của phổi là lượng khí lưu chuyển qua màng phế nang vào mao mạch phổi trong thời gian là 1 phút với đọ chênh lệch phân áp ở hai bên màng là 1 mmHg.
  • – Các yếu tố ảnh hưởng đến khuếch tán:
  • Diện khuếch tán
  • Màng khuếch tán
  • Hệ số khuếch tán
  • – Một số bệnh lý thường gặp do rối loạn khuếch tán:

Rối loạn khuếch tán do giảm diện tích màng trao đổi: màng trao đổi chính là diện khuếch tán có bề mặt phế nang thông khí tốt, được tưới máu đầy đủ.

  • Trong viêm phổi: 1 vùng phổi, 1 phân thùy, trong trường hợp cắt 1 thùy hay 1 bên phổi dẫn đến:
  • o Diện khuếch tán giảm: do giảm diện tích phổi, nhu mô phổi bị viêm, không tham gia vào quá trình trao đổi khí
  • o Màng khuếch tán dày: do phù nề làm xuất tiết tăng tiết dịch nhầy
  • o Hiệu số khuếch tán giảm: do đau bệnh nhân không thở được, lượng khí vào phế nang giảm.
  • Thiếu chất Surfactant: ở trẻ đẻ non hoặc trong sốc: làm đường kính phế nang nhỏ lại do tác dụng gây tăng sức căng bề mặt của lớp nước lót trong phế nang.
  • Bệnh khí phế quản: là bệnh do tổn thương làm giãn phế nang cục bộ hay toàn bộ.

Đặc điểm vi thể của bệnh: 1 số phế nang bị căng to, số khác bị xẹp xuống, vách của phế nang căng to rất mỏng, có chỗ bị đứt, mao mạch bị hẹp, bị tắc, khả năng đàn hồi giảm.

Dẫn đến:

  • o Diện khuếch tán giảm do nhiều phế nang không đảm nhiệm được nhiệm vụ
  • o Màng khuếch tán dày do tổ chức xơ phát triển, tăng tiết nhầy do viêm
  • o Hiệu số khuếch tán giảm do tính đàn hồi của phổi giảm, thể tích cặn tăng, dung tích sống giảm.
  • Phù phổi cấp: là tình trạng các phế nang ngập nước ( huyết tương, hồng cầu)

Dẫn tới:

  • o Diện khuếch tán giảm vì phế nang chứa đầy nước, bọt do xung huyết tuần hoàn
  • o Màng khuếch tán dày do các phế nang phù nề tiết dịch
  • o Hiệu số khuếch tán giảm ở những phế nang chứa đầy nước thì hiệu số khuếch tán bằng không.

Rối loạn khuếch tán do không phù hợp giữa thông khí và tưới máu

Rối loạn khuếch tán do tăng độ dày màng trao đổi: có 2 nhóm bệnh:

  • Phù phổi cấp, viêm phổi thùy, phế quản phế viêm ở trẻ em: lớp nước lót trong phế nang dày lên
  • Xơ phổi: làm lớp biểu bì, khoảng kẽ dày lên do tổ chức xơ phát triển

Rối loạn khuếch tán do giảm hiệu số phân áp: 1 số trường hợp rối loạn lien quan:

  • Thở oxy nguyên chất kéo dai
  • Bệnh làm tăng khí cặn
  • Giảm áp lực Hb với oxy

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link tại : rối loạn hô hấp