Sắt trong điều trị thiếu máu

0
885
s
sắt trong điều trị thiếu máu

s
sắt trong điều trị thiếu máu

Vai trò của sắt trong cơ thể

Cơ thể người lớn chứa khoảng 3-5g sắt, trong đó 1,5 – 3g tồn tại trong hồng cầu, phần còn lại 0,5g chứa trong sắc tố cơ (myoglobin), một số enzym xanthinoxidase, glycerophophatoxydase

Ở người bình thường nhu cầu sắt hằng ngày khoảng 0,5 – 1mg trong 24 giờ. Ở người hành kinh hoặc có thai, nhu cầu sắt cao hơn, khoảng 1-2mg và 5-6mg trong 24 giờ

Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu, mà còn thay đổi chức năng của nhiều enzym quan trọng. Do vậy, bổ sung sắt là biện pháp rất quan trọng trong điều trị thiếu máu nhược sắc

Chỉ định

Thiếu máu thiếu sắt do các nguyên nhân khác nhau

Phụ nữ có thai, cho con bú, chứng xanh lướt của phụ nữ

Liều dùng và chế phẩm

Người lớn liều trung bình 2-3mg/kg cân nặng, tương đương 200mg/ngày

Trẻ nhỏ liều trung bình 5mg/kg cân nặng/ngày

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú liều trung bình 15-30mg/kg cân nặng/ngày

  • Các chế phẩm dùng đường uống

Các muối sắt sulfat, clorid, sắt fumarat, sắt gluconat, sắt aminoat, sắt hydrat và sắt ascorbat được dùng đường uống riêng rẽ hoặc kết hợp với các vitamin và các ion kim loại khác với tên các biệt dược khác nhau

Biotal: viên giải phóng chậm chứa sắt sulfat 300mg và acid folic 0,5mg

Fer UCB: ống 5ml chứa sắt clorid 50mg và vitamin C 100mg

Sắt fumarat (Fumafer): viên 200mg

Sắt gluconat (fergon): viên 300mg

Sắt ascorbat viên 245mg

  • Các chế phẩm dạng tiêm:

Sắt dạng tiêm có ưu điểm là:

Đạt được độ bão hòa dự trữ nhanh

Có thể dùng cho những bệnh nhân có bệnh gây rối loạn sự hấp thu hoặc đang nuôi dưỡng nhân tạo.

Ít tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa

Hydoroxyd sắt polymaltose (Ferlucien): ống 100mg/2ml, dùng đường tiêm bắp

Sắt dextran (Infed, Imferon) ống 2 hoặc 5ml, 50mg/ml. Dùng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Liều khởi đầu 0,5mL tiêm chậm trong 5 phút và theo dõi, nếu không có phản ứng thì tiêm liều trung bình 2mL/ngày liên tục cho đến hết tổng liều cần dùng. Thuốc có thể pha trong 250-1000ml nước muối sinh lý để truyền nhỏ giọt tĩnh mạch

Tác dụng không mong muốn

  • Khi dùng đường uống: lợm giọng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, kích ứng đường tiêu hóa
  • Khi dùng đường tiêm: Đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, nôn, sốt, shock kiểu phản vệ khi tiêm tĩnh mạch, do vậy khi dùng cần tiêm tĩnh mạch chậm

Tương tác thuốc

  • Sắt sulfat dùng với kháng sinh nhóm tetracycli gây giảm hấp thu kháng sinh
  • Sắt fumarat dùng với thuốc kháng acid gây giảm hấp thu sắt
  • Sắt clorid dùng với penicillamin: giảm hấp thu sắt và penicillamin
  • Sắt ascorbat dùng với methyldopa: giảm hấp thu và giảm tác dụng hạ huyết áp
  • Sắt gluconat + vitamin E/Cholestyramin/Colestipol/chè/cafe/trứng/sữa: giảm hấp thu sắt

Quá liều

Ngộ độc sắt do quá liều ít gặp ở người lớn nhưng hay gặp ở trẻ em vì các dạng bào chế của sắt dùng đường uống thường được bao đường có màu nên dễ uống nhầm. Ở trẻ em, liều 1-2g có thể gây tử vong. Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau khi uống nhầm 30 phút đến vài giờ

  • Dấu hiệu ngộ độc

Nhẹ: đau bụng, tiêu chảy, nôn ra dịch màu nâu hoặc máu, có thể lẫn các viên thuốc nhỏ

Nặng: biểu hiện xanh xao, tím tái, mệt mỏi, ngủ gà, thở nhanh, trụy mạch. Trẻ có thể chết trong vòng 6-24 giờ sau khi ngộ độc

  • Xử trí

Điều trị tích cực và điều trị triệu chứng cùng với các biện pháp loại trừ chất độc như gây nôn, rửa ruột bằng dung dịch natribicacbonat hoặc phosphat

Trường hợp sắt trong máu cao trên 3,5mg/L phải dùng deferoxamin tiêm tĩnh mạch liều tối đa không quá 15mg/kg thể trọng trong 1 giờ đầu, sau đó chuyển sang tiêm bắp từng đợt không vượt quá 6g/24 giờ

Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link bài viết tại : Sắt trong điều trị thiếu máu