Contents
Khái niệm suy tim:
Suy tim là một trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ thể trong trạng thái sinh hoạt của người bệnh
Các loại suy tim
Phân loại theo cung lượng tim:
- Suy tim cung lượng thấp: Hoạt động tim bị suy giảm nên mặc dù nhu cầu chuyển hóa của cơ thể bình thường, tim vẫn không đáp ứng được, ví dụ như suy tim do các bệnh của cơ tim, van tim, nhịp tim, suy tim do tăng huyết áp….
- Suy tim cung lượng cao: Hoạt động của tim có thể bình thường nhưng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể tăng dù có tăng lưu lượng tim thì tim cũng không đáp ứng được ví dụ như suy tim do cường giáp, suy tim do thiếu máu nặng, thiếu vitamin B
Theo vị trí:
Suy tim trái: khi tim bên trái bị suy thì việc bơm máu từ thất trái vào tuần hoàn ngoại vi giảm, máu ứ lại ở tâm thất trái dẫn đến ứ ngược trở lại tâm nhĩ trái và ứ ở phổi. Nguyên nhân hay gặp nhất của suy tim trái là do tăng huyết áp động mạch
Suy tim phải: khi tim phải bị suy, tâm thất phải không thể bơm máu vào phổi nên máu lưu lại ở tâm thất phải và trở lại tĩnh mạch ngoại vi gây phù toàn thân. nguyên nhân thường gặp của suy tim phải là do bệnh tâm – phế mạn
Suy tim toàn bộ: Suy tim trái hoặc phải rồi cũng dẫn đến suy tim toàn bộ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời
Cơ chế bệnh sinh của suy tim
Một trong những thông số biểu hiện hoạt động của tim là cung lượng tim phụ thuộc 4 yếu tố tiền gánh, hậu gánh, sức co bóp và tần số của tim
Khi hoạt động của tim bị giảm, cung lượng tim bị giảm theo, khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cơ chế bù trừ như:
Tại tim: hệ thần kinh giao cảm tại tim được kích thích, gây tăng sức co bóp cơ tim, tăng tần số tim. giãn tâm thất, phì đại tâm thất nhằm tăng cung lượng tim
Các hệ thống ngoài tim: tăng họat tính của hệ giao cảm ngoại biên Renin – Angiotensin- Aldosterol, tăng giải phóng arginin – vasopressin để duy trì cung lượng tim
Khi các cơ chế bù trừ này bị vượt quá, tim sẽ suy với nhiều hậu quả
Các thuốc điều trị suy tim là những thuốc làm tăng cung lượng tim bằng cách tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tới cung lượng tim ở trên. Cụ thể:
- Tăng sức co bóp cơ tim : các chế phẩm digitalis
- Giảm tiền gánh, hậu gánh: Thuốc giãn mạch
- Giảm ứ muối, ứ nước: thuốc lợi tiểu
- Giảm hậu gánh và giảm ứ muối, ứ nước: Thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin
Glycosid tim
- đều có nguồn gốc từ thực vật: dương địa hoàng, sừng dê, hành biển, thông thiên, trúc đào…
- Gồm: digitoxin, gitoxin, digoxin
- Tác dụng trên tim làm tim đập mạnh chậm đều
- Tác dụng khác: trên thận làm tăng thải muối nước, gây lợi niệu. Trên cơ trên: liều cao gây tăng co bóp cơ trơn dạ dày ruột nên có thể gây nôn, đi lỏng. Co thắt khí phế quản, tử cung. Trên thần kinh trung ương: Kích thích trung tâm nôn ở sàn não thất IV
- Chỉ định: suy tim cung lượng thấp. Loạn nhịp tim: rung nhĩ, cuồng động nhĩ
- TDKMM: có thể gây rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa; có thể gặp rối loạn thị giác, rối loạn thần kinh trung ương
- Chống chỉ định: Nhịp chậm dưới 70 lần/phút. Rối loạn nhịp thất. viêm cơ tim cấp do bạch hầu, thương hàn. Thận trọng trong trường hợp Ca máu cao, K máu thấp
- Tương tác thuốc:
- Các thuốc làm tăng tác dụng và tăng độc tính của digitoxin và digoxin:
Các thuốc làm tăng nồng thuốc digitoxin và digoxin trong huyết tương: do làm giảm độ thanh thải như verapamin, diltiazem, amiodaron, đặc biệt là quinidin. Do kìm hãm cytocrom P450 tại gan như erythromycin, tetracyclin
Các thuốc làm giảm K+ máu: thuốc lợi tiểu giảm K+ máu, glucocorticoid, insulin
Các thuốc làm tăng loạn nhịp tim: thuốc kích thích beta adrenergic, succinylcholin
- Các thuốc làm giảm hấp thu digitoxin và digoxin: cholestyramin, neomycin, kaolin – pectin, antacid, sulfasalazin…
copy ghi nguồn : daihoduochanoi.com
Link bài viết tại : Suy tim và glycosid trợ tim