Thuốc chống động kinh

0
1117
kích thích thần kinh trung ương
Thuốc chống động kinh

Thuốc chống động kinh là những thuốc có khả năng loại trừ hoặc làm giảm tần số, mức độ trầm trọng của cơn động kinh và các triệu chứng tâm thần kèm theo cơn động kinh.

  • 2. Cơ chế tác dụng của các thuốc chống động kinh

Có 4 cơ chế: ức chế kênh Na+

Khi kênh Na+ mở ra, sự khử cực màng bắt đầu và xuất hiện điện thế hoạt động. Sau đó kênh Na+ tự động đóng lại và sau một thời gian sẽ được khôi phục trở lại trạng thái hoạt động. Trong thời gian này vẫn xuất hiện một dòng điện với điện thế thấp. Khi nghiên cứu điện não của những bệnh nhân đang bị động kinh, người ta nhận thấy các tế bào thần kinh đang ở trạng thái khử cực và phóng điện với tần số’ rất cao. Một số thuốc chống động kinh đã ngăn chặn được hiện tượng này bằng cách làm chậm sự phục hồi của kênh Na+ trở về trạng thái hoạt động. Những thuốc tác động theo cơ chế này gồm: phenytoin, Carbamazepin…

ức chế kênh Ca++

Cùng với Na+, Ca++ cũng có vai trò quan trọng trong khử cực màng tế bào. Phân tích điện não đồ trên những bệnh nhân động kinh cơn vắng cho thấy có sự xuất hiện các sóng nhọn với tần suất 3 lần/giây. Các sóng này có liên quan đến hoạt động của kênh Ca++ loại T. Các thuốc chống động kinh, như acid valproic, ethosuximid, trimethadion ức chế kênh Ca++ loại T, do đó làm giảm sự xuất hiện các sóng nhọn có trong động kinh cơn vắng.

Tăng hoạt tính của GABA

GABA (gamma amino butyric acid) là chất dẫn truyền thần kinh loại ức chế. Khi GABA gắn được vào receptor của nó thì kênh Cl mở ra, Cl đi vào trong tế bào và gây hiện tượng ưu cực hóa. Các thuốc chống động kinh làm tăng hoạt tính của GABA bằng cách:

  • – Ức chế GABA- transaminase, là enzym làm bất hoạt GABA, do đó làm tăng nồng độ GABA trong não và tăng hoạt tính ức chế thần kinh trung ương (vigabatrin và acid valproic cũng tác dụng một phần theo cơ chế này).
  • – Làm hoạt hóa của receptor GABAa hậu sinap, làm cho kênh Cl dễ dàng mở ra (như: phenobarbital và các benzodiazepin).
  • – Có thể tác dụng vào receptor tiền sinap làm tăng giải phóng GABA (như gabapentin).

Giảm hoạt tính của glutamat

Trái với GABA, glutamat là chất trung gian dẫn truyền kích thích. Khi glutamat gắn vào receptor của nó thì một số tế bào thần kinh trên não sẽ được hoạt hóa, phóng ra các xung điện với tần suất cao và làm xuất hiện cơn động kinh. Người ta đã tìm ra một loại receptor của glutamat là N-methyl-d-aspartat (NMDA) có liên quan đến sự phát sinh động kinh. Các thuốc ức chế receptor NMDA có tác dụng chống lại các cơn co giật trên động vật thí nghiệm và trên invitro. Tuy nhiên, chúng có quá nhiều độc tính nên không được sử dụng cho người.

  • 3. Phân loai

Dựa vào cơ chế tác dụng, chia thuốc chống động kinh thành 4 nhóm

Bảng. Phân loại các thuốc chống động kinh theo cơ chế tác dụng

Cơ chế tác dụng Thuốc chống động kính
Úc chế kênh Na+ Phenytoin, Carbamazepin, oxcarbamazepin, lamotrigin
Úc chế kênh Ca++ Ethosuximid, trimethadion
Tăng hoạt tính GABA Phénobarbital, diazepam, clonazepam, vigabatrin
Đa cơ chế Acid valproic

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

link tại : thuốc chống động kinh