Thuốc gây tê

0
1779
Thuốc gây tê

Thuốc gây tê

 

Hấp thu của thuốc gây tê

Thuốc gây tê thường được dùng theo đường tiêm hoặc bôi trực tiếp vào nơi cần phong bế thần kinh. Quá trình xâm nhập thuốc gây tê vào tế bào thần kinh để tạo tác dụng thường phải trải qua 4 giai đoạn sau:
– Khuếch tán vào mô: mức độ và tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào tính chất lý hóa của từng thuốc.
– Thủy phân trong dịch gian bào: trong lâm sàng, thuốc gây tê thường dùng dưới dạng muối dễ tan, dạng này không qua màng tế bào ngay được. Dưới ảnh hưởng của môi trường kiềm nhẹ trong dịch gian bào, thuốc gây tê thủy phân tạo ra dạng base tự do tan được trong lipid, dễ dàng qua được màng tế bào.
– Xâm nhập vào tế bào thần kinh: dạng base dễ tan trong lipid nên dễ dàng qua được màng vào tế bào thần kinh.
– Phát huy tác dụng: khi xâm nhập vào tế bào thần kinh, do có tính phân cực nên thuốc gây tê sẽ gắn vào thành phần tương ứng của tế bào thần kinh làm ổn định màng nên có tác dụng giảm đau.

Tác dụng và cơ chế

– Ở liều thấp thuốc gây tê chỉ có tác dụng giảm đau, không làm mất các cảm giác khác.
m
– ở liều điều trị và liều cao: ngoài tác dụng giảm đau, thuốc gây tê còn làm mất các cảm giác khác (cảm giác nóng, lạnh, đụng chạm…), ức chế dẫn truyền vận động và có các tác dụng khác (tác dụng trên tim mạch…).
Tuy nhiên, tác dụng của thuốc gây tê vẫn ưu tiên trên dây thần kinh cảm giác hơn vì kích thước sợi cảm giác nhỏ và ít myelin hơn (các dây thần kinh có độ nhạy cảm với thuốc gây tê khác nhau: sợi nhỏ nhạy cảm hơn sợi lớn, sợi ít myelin nhạy cảm hơn sợi nhiều myelin).
– Cơ chế: thuốc gây tê làm giảm tính thấm của màng tế bào với ion Na+ do gắn vào mặt trong của màng tế bào, ngăn cản sự khử cực của màng tế bào (ổn định màng) nên ngăn cản dẫn truyền xung động thần kinh vì vậy có tác dụng gây tê

Các cách gây tê

– Gây tê bề mặt: là gây tê phong bế ngọn sợi thần kinh bằng cách bôi hoặc  thấm thuốc lên bề mặt da hoặc niêm mạc. Phương pháp này thường dùng 1 khi viêm miệng, viêm họng, chuẩn bị nội soi hay đặt nội khí quản…
– Gây tê tiêm ngấm: là tiêm thuốc gây tê vào dưới da để thuốc thấm vào thần kinh. Phương pháp này thường dùng khi nhổ răng, trích mụn nhọt, áp xe…
– Gây tê dẫn truyền: tiêm thuốc vào cạnh đường dẫn truyền thần kinh hay mô thần kinh như: gây tê thân thần kinh, gây tê phong bế hạch, gây tê đám rối thần kinh, gây tê ngoài màng cứng, trong màng cứng, màng nhện và tủy sống.

Phân loại

Dựa vào cấu trúc chia thuốc gây tê thành 3 nhóm:
– Cấu trúc ester: procain, cocain, benzocain, tetracain.
– Cấu trúc amid: lidccain, mepivacain, bupivacain, etidocain, prilocain, ropivacain.
– Cấu trúc khác: ibmocain, ethylclorid, pramoxin…
Tên thuốc Tỉ lệ gắn protein huyết tương Tính tan trong lipid Thời gian tác dụng Hoat tính
• Độc tính
Thuốc gây tê có cấu trúc ester
Procain
Tetracain
Thuốc gây tê cấu trúc amid
Lidocain
Etidocain
Mepivacain
Prilocain
Bupivacain

Thuốc gây tê là thuốc có khả năng ức chế có hồi phục sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh từ ngoại vi về trung ương, làm mất cảm giác (cảm giác đau, nóng, lạnh…) của một vùng cơ thể nơi đưa thuốc. Liều cao, thuốc gây tê ức chế cả chức năng vận động.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com