Thuốc kích thích trực tiếp receptor M và N
-
Acetylcholin
-
Nguồn gốc
Trong cơ thể, acetylcholin được tiết ra từ ngọn sợi trước hạch giao cảm và phó giao cảm, sau hạch phó giao cảm, ngọn sợi đến tủy thượng thận, bản vận động cơ xương và thần kinh trung ương.
Acetylcholin dùng trong y học là loại tổng hợp.
Dược động học
Acetylcholin bị phân hủy ở đường tiêu hóa nên không dùng đường uống. Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêm bắp và tiêm dưới da. Không được tiêm tĩnh mạch vì hấp thu quá nhanh, tác dụng xảy ra nhanh và mạnh dễ gây tai biến hạ huyết áp đột ngột, rối loạn nhịp tim (các dẫn xuất khác của cholin bền vững hơn có thể uống được).
Acetylcholin có chứa nhóm amin bậc 4 nên rất khó thấm qua hàng rào sinh học, không vào được tế bào thần kinh, nhưng có thể vào các tổ chức khác của cơ thể. Nồng độ thuốc trong huyết tương lớn hơn trong tổ chức.
Trong cơ thể acetylcholin nhanh chóng bị chuyển hóa bởi cholinesterase tạo thành cholin và acid acetic. Thải trừ một phần qua nước tiểu.
Tác dụng
Acetylcholin kích thích trực tiếp trên hệ M và N. Tác dụng trên hệ M chiếm ưu thế hơn nên thực tế tác dụng của acetylcholin biểu hiện là cường phó giao cảm.
- Tác dụng kích thích hệ M
+ Trên mắt: gây co đồng tử do làm co cơ vòng mống mắt, gây co thế mi, giúp mở rộng ống thông dịch nhãn cầu, làm giảm nhãn áp.
+ Trên tuần hoàn: thuốc làm giảm hoạt động của tim (giảm nhịp tim, giảm sức co bóp, giảm dẫn truyền, giảm tính hưng phấn), gây giãn mạch và hạ huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nhanh, mạnh nhưng rất ngắn nên hầu như không dùng trong lâm sàng.
+ Trên cơ trơn: thuốc làm tăng hoạt động của cơ trơn. Liều thấp có tác dụng kích thích làm tăng co bóp cơ trơn tiêu hóa, tiết niệu, đường mật, hô hấp giúp phục hồi chức năng cơ trơn khi bị liệt. Liều cao, thuốc gây co thắt cơ trơn mạnh gây khó thở (do co thắt phế quản), đau bụng (do co thắt dạ dày, ruột)…
+ Trên tuyến ngoại tiết: kích thích các tuyến ngoại tiết gây tăng tiết dịch, tăng tiết mồ hôi, nước bọt, nước mắt, dịch khí phê quản, dịch dạ dày, ruột. Liều thấp có tác dụng phục hồi chức năng tuyến tiết. Liều cao gây rối loạn bài tiết.
- Tác dụng kích thích hệ N
Khi dùng liều cao và trên súc vật đã dùng atropin để phong bế hệ M, acetylcholin gây kích thích hệ N ở các hạch giao cảm, phó giao cảm và tủy thượng thận gây tác dụng giống như cường giao cảm (kích thích tim, co mạch, tăng huyết áp, tăng hô hấp, giãn đồng tử…). Kích thích hệ N ở bản vận động cơ xương gây tăng co cơ. Kích thích hệ N ở thần kinh trung ương gây tăng hưng phấn.
Chỉ định
Viêm tắc mạch chi.
Nhịp tim nhanh kịch phát.
Trướng bụng, bí tiểu, táo bón, liệt ruột sau mổ.
Tăng nhãn áp hoặc làm co con ngươi trong phẫu thuật mổ mắt.
Vì kém bền, bị phá hủy nhanh trong cơ thể và tác dụng kém chọn lọc nên acetylcholin ít dùng điều trị, chủ yếu dùng trong phòng thí nghiệm.
Chống chỉ định .
Hen phế quản.
Viêm loét dạ dày – tá tràng.
Sỏi thân, sỏi mât.
Chế phẩm và liều dùng
- Chế phẩm: dung dịch tiêm, ống lmg/ mL.
- Liều dùng: tiêm dưới da, tiêm bắp 0,5- lmg/ lần, 1- 2 lần/ 24h.
- Betanechol (Urecholin)
Betanechol là dẫn xuất của acetylcholin bền vững hơn acetylcholin, có thể dùng đường tiêm hoặc đường uống. Tác dụng tương tự acetylcholin nhưng ít tác dụng trên hệ N, ít tác dụng không mong muốn trên tim. Thuốc có tác dụng ưu tiên trên cơ trơn tiêu hóa và bàng quang.
Thuốc thường dùng điều trị liệt ruột, táo bón, trương bụng, đầy hơi, bí tiểu sau mổ.
Liều dùng: 10- 50mg/ 24h.
- Metacholiriy carbacholin
Metacholin và carbacholin đều là chất tổng hợp, bền vững, có thể dùng đường tiêm hoặc uống. Thuốc có tác dụng tương tự acetylcholin. Tuy nhiên, do ít bị phân hủy bỏi cholinesterase nên tác dụng mạnh, kéo dài và độc tính cao hơn.
Liều dùng:
Carbacholin: uống 0,5- lmg/lần, tiêm dưới da 0,25- 0,5mg/lần, 1- 2 lần/24h. Metacholin: uống hoặc tiêm 15mg/ lần, 1- 2 lần/ 24h.
copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài viết tại :Thuốc kích thích trực tiếp receptor M và N