Tra cứu tương tác thuốc và tương tác thuốc với thức ăn – đồ uống

0
1197
kiêng rượu bia khi uống thuốc

TRA CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC

 Sử dụng phần mềm tra cứu

Nhanh, thuận lợi nhưng cần phải có máy vi tính. Có bốn phần mềm hay được sử dụng:

  • Mims interaction (Tiếng Anh)
  • Drug interaction facts (David S. Tatro, PharmD, 2003)
  • Incompatex (Tiếng Pháp)
  • Tương tác và các chú ý khi chỉ định thuốc (Tiếng Việt)

Trong phần mềm tra cứu tương tác thuốc được phân ra 4 mức độ (trừ fact):

  • Mức độ 1: Cần theo dõi điều trị
  • Mức độ 2: Cần theo dõi người bệnh
  • Mức độ 3: Cần cân nhắc lợi, hại của sự phối hợp thuốc
  • Mức độ 4: Phối hợp nguy hiểm

Trong phần mềm tiếng Việt và Incompatex (Tiếng Pháp) mức độ 4 được cảnh báo là tương tác phải cấm, “cấm” ở đây cũng chỉ mang tính tương đối, thực sự nếu dùng phối hợp xuất hiện tương tác tăng độc tính của 1 thuốc gây nguy hiểm cho người bệnh thì không dùng phối hợp thuốc này; Trong trường hợp người bệnh nặng không có thuốc điều trị khác thay thế thì vẫn có thể phối hợp.

Sử dụng sách để tra tương tác thuốc

  • Phần interaction của Vidal Pháp
  • Phần interaction của Vidal Việt Nam
  • Drug interactions (Ivan H Stockley, 2001)
  • Drug interaction facts (David S.Tatro, PharmD, 2003)

TƯƠNG TÁC THUỐC VỚI THỨC ĂN VÀ ĐỒ UỐNG

kiêng rượu bia khi uống thuốc

Rượu có thể gây nên tương tác với các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ; Rượu tăng tác dụng viêm loét chảy máu của thuốc chống viêm không steroid. Vì vậy, khi dùng thuốc cần hiểu rõ tương tác của thuốc với thức ăn và đồ uống để vận dụng trong công tác dược lâm sàng cũng như phòng tránh những tương tác bất lợi xảy ra.

TƯƠNG TÁC THUỐC VỚI THỨC ĂN

Tác động của thức ăn đến thuốc:

  • Làm giảm hấp thu hoặc chậm hấp thu thuốc
  • ảnh hưởng đến chuyển hoá thuốc
  • Thay đổi bài xuất thuốc
  • Làm thay đổi độc tính của thuốc

Thời điểm uống thuốc:

  • Uống lúc no, thời gian thức ăn lưu lại dạ dày là 1 – 4h. Uống thuốc lúc dạ dày rỗng (lúc đói) với các thuốc dễ bị phá huỷ trong môi trường acid của dạ dày ví dụ digoxin, các thuốc giải phóng chậm để màng bao viên không bị môi trường acid phá huỷ ví dụ Aspirin pH8, Adalat LA 20 mg…
  • Như vậy cần tra Dược thư quốc gia hoặc đọc đơn thuốc để biết được chính xác lúc nào cho người bệnh uống thuốc là hợp lý nhất.

TƯƠNG TÁC THUỐC – ĐỒ UỐNG

  • Có một vài thuốc khi dùng cùng lúc với một số đồ ăn, thức uống sẽ gây những tương tác bất lợi. Khi dùng thuốc qua đường tiêu hoá, thuốc được hấp thu tại miệng, tại dạ dày, tại ruột non, tại ruột già, mỗi thuốc sẽ bền vững ở môi trường pH khác nhau. Do đó cần hướng dẫn người bệnh ăn uống hợp lý khi dùng thuốc, đồng thời biết uống thuốc vào thời điểm hợp lý: trước, sau, gần, xa bữa ăn.
  • Cho người bệnh uống thuốc với nước đun sôi để nguội là tốt nhất. Cần tránh uống thuốc với

+    Sữa: Các kháng sinh đều bị sữa làm giảm hấp thu.

+    Nước chè: Gây kết tủa nhiều thuốc.

+    Nước khoáng: Độ kiềm cao gây tăng hấp thu một số thuốc.

+    Rượu: Rượu có thể gây nên tương tác với các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ. Rượu tăng tác dụng viêm loét chảy máu của thuốc chống viêm không steroid. Rượu dùng đồng thời thuốc hạ huyết áp gây tụt huyết áp đột ngột. Rượu dùng đồng thời với isoniazid hoặc metronidazol gây phản ứng sợ rượu, người bệnh nghiện rượu sẽ không bỏ rượu mà lại bỏ thuốc.

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com

Link tại : Tra cứu tương tác thuốc và tương tác thuốc với thức ăn – đồ uống