Contents
1. Viêm long dạ dày
Thường xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi. Cảm giác căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị thường kèm theo nôn. Choáng váng, cần điều trị bằng chế độ tiết thực và thuốc kháng toan.
2. Viêm dạ dày ấn mòn
Thường biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Thể viêm dạ dày này cần phân biệt với loét do stress do bối cảnh xuất hiện, nó có nguồn gốc ngoại sinh, gây ra do uống rượu, acide salicylique, các thuốc kháng viêm không stéroide trong khi đó loét do stress là hậu quả của thiếu máu niêm mạc thứ phát do chấn thương phẫu thuật hoặc là do một bệnh nặng.
– Triệu chứng chính và thường gặp là xuất huyết. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây mạch nhanh, hạ huyết áp và choáng.
– Chẩn đoán bằng nội soi cấp cứu. Không hiếm trường hợp các tổn thương loét trợt nhỏ kèm theo các tổn thương khác như loét hoặc varice, vì vậy cần xác định rõ nguồn gốc chảy máu.
Nhìn chung chảy máu thường tự cầm. Tuy nhiên trong trường hợp chảy máu thành tia từ một mạch máu thấy được trên chỗ loét thì trên 50% kéo dài hoặc tái phát.
– Điều trị bằng cách ngưng ngay chất tác hại và truyền máu. Dùng thuốc trung hòa acid, hoặc băng niêm mạc và kháng H2 hoặc kháng bơm proton. Điều trị dự phòng là dự phòng loét do stress bằng kháng tiết và bảo vệ niêm mạc dạ dày như Ulcar ngày 3 – 4g, Minoprostol (Cytotec) 600 – 800g/ngày.
– Điều trị cầm máu bằng các phương tiện nhiệt đông, laser hoặc quang đông. Nếu thất bại thì phẫu thuật cầm máu.
3. Viêm dạ dày loét trợt
Thường gây ra do các chất kích ứng. Cũng giống như ở thực quản, độ nặng của tổn thương tùy thuộc vào bản chất của chất gây tổn thương và số lượng của nó. Ngoài ra còn tùy thuộc vào 2 yếu tố khác: Sự hòa loãng của chất ăn mòn do chất chứa bên trong dạ dày nhất là sau khi ăn và sự trung hòa chất kiềm do acid dạ dày. Tuy nhiên khả năng đệm của acid dạ dày chỉ có hạn nên uống các chất kiềm mạnh thường nguy hiểm hơn là acid mạnh.
Các acid gây ra hoại tử và đông máu và tạo ra các vảy mục loét sâu. Các chất kiềm gây hoại tử hóa lỏng nên ăn sâu vào lớp mô bên dưới, đôi khi chiếm hết bề dày của thành dạ dày.
Thông thường là các vết thương thường nằm dọc theo bờ cong nhỏ và hang vị, nó cũng có thể lan đến hành tá tràng. Tùy theo độ nặng tổn thương tăng dân từ:
– Phù và sung huyết mạch máu sau đó lành không để lại sẹo;
– Loét không xuyên thành sau đó làm sẹo co kéo sau vài tuần;
– Hoại tử xuyên thành sau đó thùng và gây viêm phúc mạc;
– Triệu chứng:
+ Đau thượng vị xảy ra tức thì, sau đó là mửa, đôi khi mửa ra máu. Trong thể nặng bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng choáng và có các dấu hiệu của viêm phúc mạc.
+ về sau xuất hiện dấu nặng tức thượng vị, buồn nôn và mửa, điều này cho thấy tiến triển đến hẹp môn vị.
– Chẩn đoán: Chẩn đoán cần dựa vào tiền sử. Đẻ xác định mức độ nặng cùa tồn thương càn tiến hành các biện pháp sau:
+ Trước tiên cần chụp phim phổi và phim bụng không sửa soạn để xem có thủng dạ dày hay thủng vào trung thất không;
+ Tiếp đến là sau khi đã ổn định về mặt huyết động cần soi dạ dày một cách thận trọng;
+ Chụp baryte thực quản và dạ dày chi thực hiện vào tuần lễ thứ ba, để thẩm định mức độ tổn thương.
– Điều trị:
+ Vào giai đoạn cấp là hồi sức tim mạch và hô hấp, giảm đau và nuôi dường bằng đường ngoài miệng.
+ Trong trường hợp hoại tử sâu và lan rộng, cần nghĩ đến việc mồ dạ dày và nối dạ ruột nếu có hẹp.
4. Viêm dạ dày cấp nhiễm trùng
Thể viêm dạ dày này giảm rất nhiều từ khi ra đời của kháng sinh, nhưng hiện nay nó có khuynh hướng gia tăng trở lại. Hiện nay nó thường gây ra do nhiễm trùng cơ hội và thường thấy ở bệnh nhân giảm miễn dịch. Một số trường hợp xảy ra sau cắt polype.
4.1. Viêm tấy dạ dày
Đây là thể viêm dạ dày nung mủ do vi trùng. Thể này hiếm gặp, liên cầu tan máu là loại thường gặp về lâm sàng thường gặp là nôn mửa, sốt, dấu phản ứng phúc mạc, dấu nhiễm trùng nhiễm độc và choáng.
Chẩn đoán thường chỉ được thực hiện khi mở bụng.
Điều trị bằng cắt dạ dày bán phần hay toàn bộ kèm theo dùng kháng sinh mạnh trong trường hợp tiến triển thuận lợi có thể gây hẹp thứ phát về sau.
4.2. Viêm dạ dày sinh hơi
Đây là một biến thái cùa viêm tấy dạ dày. Chẩn đoán chỉ được đặt ra khi chụp phim bụng không sừa soạn hoặc chụp CTscanner ổ bụng.
4.3. Nhiễm trùng gây ra do Cytomegalovirus hoặc Herpes là loại nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân S1DA
Nó gây ra loét ăn mòn niêm mạc và xác định loại nguyên nhân này nhờ sự hiện diện của thể vùi nội bào.
4.4. Nhiễm nấm Candida albican
Đôi khi có thể phát hiện trong lòng dạ dày bằng sự hiện diện của Bezoard.
4.5. Nó có thể xuyên thành dạ dày và gây ăn mòn hoặc loét đến cơ quan kế cận
Mặc dù gây ra do nấm candida nhưng khó tìm thấy sự hiện diện của nó ở tổn thương mà dựa vào kết quả điều trị đáp ứng bằng Miconazole, ketonazole và Amphotericine B.
Copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com
Link bài vết tại : Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày cấp