Tương tác thuốc

0
816
Sử dụng thuốc an toàn
Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là những tương tác gặp phải khi phối hợp hai hay nhiều thuốc trong quá trình điều trị bệnh. Được chia làm hai loại tương tác dược lực học và tương tác dược động học.

Tương tác dược động học.

_ Tương tác hấp thu hay xảy ra với các thuốc dùng theo đường uống. Các đường đưa thuốc khác tỷ lệ không nhiều.

+ Do thay đổi pH tại dạ dày : Bình thường pH dịch vị từ 1-2. Khi su dụng thuốc gây giảm tiết HCL hoặc trung hòa  HCL khả năng hấp thụ của một số thuốc sẽ giảm .

Trái lại nếu dùng những thuốc có bản chất acid thì một số thuốc kém bền trong môi trường acid sẽ bị phá hủy nhiều hơn trong môi trường dạ dày . Ví dụ: kháng sinh nhóm betalactamin

_ Do thay đổi nhu động đường tiêu hóa

Các thuốc tác động lên hệ thần kinh thực vật có thể làm tăng hoặc giảm nhu động đường tiêu hóa. một số thuốc sẽ bị tông nhanh ra khỏi dạ dày có thể làm giảm sự hấp thu.Lưu ý khi phối hợp thuốc là những thuốc có tác dụng kéo dài.

_Do tạo phức khó hấp thu 2 thuốc khi dùng đồng thời

Điều này hay sảy ra khi sử dụng các thuốc có chứa các ion kim loại có hóa trị cao như : Al, Ca,Mg… Phức chất tạo ra giữa các ion kim loại với thuốc không qua được niêm mạc ruột do đó sự hấp thụ bị cản trở. Thuốc hay bị tạo chất Chelat nhất là các kháng sinh thuộc nhóm tetracylin, Fluoroquinolon. nhất là dùng với sữa.

_Do cản trở cơ học, tạo nếp ngăn tiếp xúc của thuốc với ống niêm mạc tiêu hóa.. các thuốc này thường là thuốc bao che niêm mạc tiêu hóa ví dụ : Smecta, Gastrofulgist… Những trường hợp này 2 loại thuốc pải dùng cách nhau 2h.

– Các tương tác do đẩy nhau ra khỏi protein liên kết trong huyết tương

Các thuốc được vận chuyển trong máu dưới dạng liên kết với protein của huyết tương (albumin và globumin). Trong thực tế, luôn luôn tồn tại một cân bằng động giữa dạng thuốc tự do và dạng thuốc liên kết. Chỉ có dạng thuốc tự do mới có tác dụng dược lý, còn dạng liên kết giống một kho dự trữ nhả dần thuốc ra dạng tự do khi nồng độ thuốc tự do giảm.

Khi cần điều trị lưu ý khả năng hai thuốc đẩy nhau ra khỏi protein liên kết, có thể gặp khi phối hợp hai thuốc có cùng điểm gắn với một protein huyết tương: thuốc có ái lực với protein huyết tương mạnh hơn sẽ đẩy thuốc kia ra khỏi vị trí liên kết, làm cho nồng độ thuốc bị đẩy ra dạng tự do tăng, có ý nghĩa là tác dụng dược lý của thuốc bị đẩy tăng.

Tương tác loại này chỉ xảy ra với các thuốc có tỷ lệ liên kết với protein cao (trên 80%). Hậu quả của tương tác sẽ nguy hiểm nếu thuốc bị đẩy là thuốc có phạm vi điều trị hẹp.

– Các tương tác do thay đổi tỷ lệ nước của dịch ngoại bào của cơ thể:

Những thuốc phân bố nhiều trong nước như digoxin, theophylin, kháng sinh nhóm aminosid rất nhạy cảm với sự mất dịch ngoại bào. Thuốc lợi tiểu là thuốc gây mất dịch ngoại bào mạnh, đặc biệt là furosemid, điều này có thể dẫn đến tăng nồng độ thuốc nêu trên.

tương tác dược động học làm thay đổi sự phân bố thuốc trong cơ thể có ý nghĩa trong việc phối hợp thuốc để giải độc khi bị ngộ độc thuốc, dùng thuốc cho trẻ em…

– Tương tác này thường gặp khi phối hợp các thuốc chuyển hóa qua gan, các thuốc có hệ số chiết xuất qua gan nhỏ (EH < 0,3) rất nhạy cảm với hiện tượng ức chế hoặc cảm ứng enzym gan. Nếu các thuốc dùng đồng thời với chúng  có ảnh hưởng lên hoạt tính của enzym gan thì có nghĩa làm thay đổi lượng thuốc bị chuyển hóa khi qua gan, như vậy sinh khả dụng bị thay đổi.

– Các tương tác do tăng cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan: phenobacbital, phenytoin …. làm giảm nồng độ của thuốc phối hợp. Ví dụ: Dùng đồng thời thuốc tránh thai dạng uống với rifampicin dẫn đến giảm nồng độ thuốc tránh thai, sự giảm hiệu quả điều trị của theophylin ở người nghiện thuốc lá.

– Các tương tác do ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan như Allopurinol, IMAO, Disulfiram… làm tăng nồng độ thuốc phối hợp. VD: Cimetidin làm tăng nồng độ của nifedipin…

Ý nghĩa: cần lưu ý khi phối hợp các chất như phenobacbital, phenytoin, Allopurinol, IMAO, Disulfiram….. với các thuốc chuyển hóa qua gan như hormon tuyến giáp, corticoid, estrogen.., theophylin, thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu dạng uống (Warfarin), Thuốc hạ đường huyết (tolbutamid) thuốc tim mạch (nifedipin…)…

copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com