Vai trò dinh dưỡng của vi chất Kẽm

0
838
vi chất Kẽm

Vai trò của Kẽm

Vai trò của Kẽm
  • Kẽm được biết đến như một vi chất dinh dưỡng cần thiết trong khoảng 30 năm gần đây.
  • Kẽm tồn tại trong các loại thức ăn dạng Zn2+, được phân bố rộng rãi trong cơ thể sau khi được hấp thu.
  • Tầm quan trọng của kẽm đối với cơ thể con người với chức năng phát triển, sinh sản… và nhiều chức năng quan trọng khác.

Zn được coi là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerase, quan trọng trong quá trình nhân bản ADN và tổng hợp protein.

Zn giúp tăng cường tổng hợp FSH (foline stimulating hormon) và testosterol.

– Hàm lượng Zn huyết thanh bình thường có tác dụng làm tăng chuyển hoá glucose của insulin. Các hợp chất của Zn với protein trong các chế phẩm của insulin làm tăng tác dụng của thuốc này trong thực hành lâm sàng.

– Zn có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng này có thể giải thích do tăng tổng hợp protein, tăng cảm giác ngon miệng và tác động lên hormon tăng trưởng (GH – Growth Hormon), hormon IGF – I

 – Miễn dịch: Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng Zn của cơ thể.  Thiếu Zn làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào

Hấp thu, chuyển hoá

  • Lượng Zn được hấp thu khoảng 5 mg/ngày.
  • Zn được hấp thu chủ yếu tại tá và hỗng tràng, cũng có khi tại hồi tràng.
  • Trong điều kiện chuẩn, tỷ lệ hấp thu Zn vào khoảng 33%. Tỷ lệ hấp thu này phụ thuộc nhiều vào các điều kiện như hàm lượng Zn trong thức ăn, nguồn gốc thức ăn và sự có mặt của các chất ức chế hay các chất kích thích sự hấp thu Zn.
  • Một số yếu tố đóng vai trò ức chế và số khác có vai trò kích thích hấp thu Zn:
  • Vitamin C làm tăng hấp thu Zn.
  • Phytat làm giảm mức độ hoà tan và hấp thu của Zn.
  • Sắt vô cơ, sắt hem làm giảm hấp thu Zn.
  • Ca làm tăng bài tiết Zn và do đó làm giảm tỷ lệ hấp thu Zn.

Nhu cầu khuyến nghị

  • Nhu cầu Zn thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý như mang thai hay cho con bú.
  • Một lượng Zn khẩu phần khoảng 10 mg/ngày, được khuyến nghị cho các nhóm tuổi với khẩu phần có giá trị sinh học trung bình

 Nguồn thực phẩm

Thực phẩm bổ sung kẽm
  • Zn có nhiều ở thực phẩm nguồn động vật. Những loại có hàm lượng Zn cao và có tỷ lệ hấp thu Zn cao như thịt gia súc, gia cầm, cá, tôm, cua…
  • Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít Zn trừ phần mầm của các loại hạt.
  • copy ghi nguồn : daihocduochanoi.com