MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC

0
970
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu

Trong máu có ba loại huyết cầu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Xét nghiệm tế bào máu giúp cho chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh, mặc khác giúp cho việc theo dõi tác dụng của thuốc kể cả những tác dụng không mong muốn của thuốc.

Số lượng hồng cầu

  • 1mm3 máu ở nam có 4.200.000 ±000 hồng cầu; nữ 3.850.000 ± 150.000 hồng cầu.
  • Chức năng chính của hồng cầu là chuyển vận ôxy từ phổi đến các mô nhờ vai trò của hemoglobin (huyết sắc tố).
  • Nồng độ huyết sắc tố người Việt Nam bình thường là: Nam 14,6 ± 0,6 g/dl; nữ 13,2 ± 0,5 g/dl. Được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố thấp hơn 13 g/dl ở nam và 12 g/dl ở nữ; nhưng cũng có trường hợp thiếu máu giả tạo do máu bị hoà loãng tăng thể tích huyết tương.

 Hematocrit

  • 39 – 45% hoặc 0,39 – 0,45 ở nam; 35 – 42% hoặc 0,35 – 0,42 ở nữ.
  • Nếu ly tâm máu toàn phần đã chống đông trong một ống mao quản, sẽ tách được 2 phần: phần trên lỏng là huyết tương, phần dưới đặc là các huyết cầu. So sánh tỷ lệ phần trăm giữa thể tích huyết cầu với máu toàn phần được gọi là hematocrit. Trên thực tế, người ta so sánh chiều cao của 2 lớp. Hematocrit giảm trong chảy máu, tiêu huyết và tăng trong mất nước do ỉa chảy, nôn mửa, sốt kéo dài.

Chỉ số hồng cầu

Các chỉ số này được dùng để phân loại thiếu máu

  1. Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV = mean cell volume)

Bình thường là 88 – 100mm3 (88 – 100fl); 1 fl (femtolit) = 10-15 lit = 1 mm3.

< 80 fl = hồng cầu nhỏ

> 100 fl = hồng cầu to

³ 160 fl = hồng cầu khổng lồ

  1. Lượng hemoglobin trung bình của hồng cầu (MCH = mean cell hemoglobin)

Bình thường là 28 – 32 pg (picogam) = 1,8 – 2 fmol (femtomol).

  1. Nồng độ hemoglobin trung bình của hồng cầu            

      (MCHC = mean cell hemoglobin concentration)

Bình thường là 320 – 350 g/l = 20 – 22 mmol/l.

  • MCV cho phép phát hiện những thay đổi kích thước của hồng cầu (hồng cầu nhỏ, hồng cầu to, hồng cầu khổng lồ).
  • MCHC cho phép xác định tính chất đẳng sắc, ưu sắc hoặc nhược sắc của các dạng thiếu máu. Chỉ số này có phần đúng hơn MCH.

Dưới đây là các trạng thái thiếu máu hay gặp:

  • Thiếu máu nhược sắc, kích thước hồng cầu nhỏ: Huyết sắc tố hạ nhiều so với số lượng hồng cầu; gặp trong thiếu máu do xuất huyết mạn tính, loét dạ dày, giun móc, trĩ, sốt rét, ăn uống thiếu chất sắt.
  • Thiếu máu đẳng sắc, kích thước hồng cầu bình thường: Huyết sắc tố hạ song song với số lượng hồng cầu, không có thay đổi kích thước hồng cầu; gặp trong xuất huyết cấp tính, một số trường hợp thiếu máu tiêu huyết, một số bệnh nhiễm khuẩn, thương hàn.
  • Thiếu máu ưu sắc, kích thước hồng cầu to: Huyết sắc tố hạ ít so với số lượng hồng cầu, trong máu thấy nhiều hồng cầu khổng lồ, hồng cầu to – gặp trong thiếu máu thể Biermer, trạng thái thiếu máu sau khi cắt bỏ dạ dày, khi có thai, xơ gan, thiếu vitamin B12 hoặc acid folic.
  • Một số thuốc và hoá chất (pyramidon, chloramphenicol, chì, benzen, tia Rơnghen) có thể gây thiếu máu do tuỷ xương kém hoặc không hoạt động. Trường hợp này thường là đẳng sắc hoặc nhược sắc, kích thước hồng cầu nhỏ. Một số thuốc khác có thể gây thiếu máu tan huyết theo cơ chế miễn dịch dị ứng: bêta-lactam, tetracyclin, tolbutamid, chlopropamid, quinin, rifampicin, primaquin, nitrofurantoin, sulfamethoxazol…

Hồng cầu lưới (0,5 – 1,5% của hồng cầu; SI = 0,005 – 0,015)

Là hồng cầu non mới ra máu ngoại vi, sau 24 – 48 giờ hồng cầu này trở thành hồng cầu thường. Sau chảy máu hoặc tiêu huyết, tỷ lệ này có thể lên tới 30 – 40% chứng tỏ máu đang được phục hồi nhanh. Đối với các dạng thiếu máu do thiếu sắt, vitamin B12 hoặc acid folic, nếu được điều trị thích hợp, thì cũng thấy tăng hồng cầu lưới.

Tốc độ lắng máu (3 – 7 mm/giờ ở nam; 5 – 10 mm/giờ ở nữ)

Tốc độ lắng máu (huyết trầm) là tốc độ lắng của hồng cầu trong máu đã được chống đông và được hút vào một ống mao quản có đường kính nhất định để ở tư thế thẳng đứng. Thường lấy kết quả chiều cao của cột huyết tương sau 1 hay 2 giờ đầu. Tốc độ lắng máu tăng trong các bệnh có viêm nhiễm như thấp khớp, lao đang tiến triển, ung thư (giờ đầu có thể tới 30 – 60 mm). Xét nghiệm này tuy không đặc hiệu nhưng đơn giản nên thường được dùng để theo dõi tiến triển của bệnh.

 Bạch cầu (3200 – 9800/ mm3)

Bạch cầu giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh bằng quá trình thực bào hoặc bằng quá trình miễn dịch. Căn cứ vào hình dạng và cấu trúc, người ta chia bạch cầu thành 5 loại: bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đa nhân ưa acid, bạch cầu đa nhân ưa bazơ, bạch cầu mono và bạch cầu lympho. Cả 3 loại bạch cầu đa nhân này đều có rất nhiều hạt đặc trưng trong bào tương nên người ta còn gọi chung là bạch cầu hạt.

Công thức bạch cầu có tỷ lệ % như sau:

  • Bạch cầu hạt trung tính 50 – 70%
  • Bạch cầu hạt ưa bazơ 0 – 1%
  • Bạch cầu hạt ưa acid 1 – 4%
  • Bạch cầu lympho             20 – 25%
  • Bạch cầu mono 5 – 7%

Số lượng bạch cầu trên 10.000/mm3, được coi là tăng bạch cầu. Khi có số lượng xuống dưới 3000/mm3 coi là giảm bạch cầu.

 

 

Trị số quy chiếu huyết học Bảng 7
Xét nghiệm Trị số quy chiếu Hệ số
chuyển đổi
§ơn vị cũ Đơn vị SI
Hồng cầu 4,2 ± 0,2 x 106/ mm3 4,2 ± 0,2 x 1012/l
Tốc độ lắng hồng cầu

– Nam

– Nữ

 

3 – 7 mm/1 giờ

5 – 10 mm/1 giờ

 

3 – 7 mm/giờ

5 – 10 mm/giờ

 

1

1

Hematocrit

– Nam

– Nữ

 

39 – 45%

35 – 42%

 

0,39 – 0,45

0,35 – 0,42

 

0,01

0,01

Hemoglobin

– Nam

– Nữ

 

14,6 ± 0,6 g/dl

13,2 ± 0,5 g/dl

 

146 ± 6 g/l

132 ± 5 g/l

 

10

10

Bạch cầu 3.200 – 9.800/ mm3 3,2 – 9,8 x 109/l 0,001
Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (MCHC) 28 – 32 pg 1,8 – 2,0 rmol
Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (MCHC) 32 – 36 g/dl 320 – 360 g/l 10
Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) 86 – 98 mm3/ tế bào 86 – 98 rl
Hồng cầu lưới 0,5 – 1,5% 0,005 – 0,015 0,01

 

 

Tiểu cầu (150.000 – 300.000/ mm3)

Là những tế bào không nhân, tham gia vào quá trình cầm máu. Khi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu sẽ tập kết tại đó cho đến khi hình thành nút tiểu cầu bịt kín chỗ bị tổn thương. Giảm tiểu cầu xuống dưới 100.000/mm3 dễ sinh chảy máu. Giảm tiểu cầu có thể do suy tuỷ, do ung thư, do nhiễm độc asen, benzen, nhiễm khuẩn và virut. Nhiều thuốc có thể gây giảm tiểu cầu (cloramphenicol, quinidin, heparin, nhiều thuốc ung thư). Nhiều thuốc khác có khả năng ức chế sự kết dính tiểu cầu (aspirin).

copy ghi nguồn : daihoduochanoi.com

Link tại : Một số xét nghiệm huyết học