Nhằm mục đích chẩn đoán xác định sỏi,chẩn đoán biến chứng do sỏi gây ra và tìm nguyên nhân hình thành sỏi.
Contents
1 Xét nghiệm nước tiểu
-Kiểm tra và phân tích nước tiểu cho tất cả các bệnh nhân có nghi ngờ sỏi thận tiết niệu.
-Ngoài các dấu hiệu điển hình như cơn đau quặn thận, đái máu, đo pH nước tiểu cũng như phát hiện các tinh thể trong nước tiểu có thể có ích trong việc nhận định sỏi thận tiết niệu thuộc loại sỏi gì.
Những bệnh nhân có sỏi urat thì pH nước tiểu thường thấp ( acid) và những bệnh nhân có sỏi được hình thành do hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn thường có pH cao hơn (Kiềm )
-Phát hiện các loại vi khuẩn có trong nước tiểu bằng cách soi tươi và đặc biệt là cấy nước tiểu giúp ích cho việc chọn kháng sinh thích hợp trong việc điều trị.Cấy vi khuẩn niệu dương tính khi có nhiễm trùng và một số vi khuẩn thường gặp như E.Coli, Proteus…
-Protein niệu: Protein niệu < 1g/24 giờ khi có viêm bể thận cấp.
-Tế bào niệu:Hồng cầu niệu, bạch cầu niệu thường gặp, có thể thấy cặn calci, urat..
.
-Đo tỷ trọng nước tiểu.
-Đo thể tích nước tiểu 24 giờ với : nồng độ calci , urat, creatinin, phosphat, oxalat..
-Tính tỷ số calci niệu/ creatinin niệu.
-Đo quang phổ kế hồng ngoại góp phần chẩn đoán thành phần sỏi.
2 Xét nghiệm máu
-Tế bào máu: trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
–Cấy máu nếu sốt cao >38 độ C kèm theo rét run, thường gặp vi khuẩn Gram âm như E.Coli hoặc Gram dương.
-Cần làm các xét nghiệm như: ure, creatinin, điện giải, calci, …hormon tuyến cận giáp, phosphatase kiềm, cholesterol nhằm các đánh giá các biến chứng do sỏi gây ra cho thận và một số yếu tố gợi ý nguyên nhân hình thành cũng như thành phần của sỏi.
3 Siêu âm hệ tiết niệu
Siêu âm là một biện pháp tiện lợi và nhanh chóng nhưng khó phát hiện nếu là sỏi niệu quản do bị các tạng trong ổ bụng che lấp.Tuy nhiên siêu âm giúp đánh giá gián tiếp tình trạng tắc nghẽn do sỏi niệu quản.Siêu âm còn đánh giá tình trạng nhu mô thận và sỏi nhu mô, sỏi bể thận và sỏi đài bể thận, phát hiện được tình trạng sỏi cản quang hay không cản quang ở các vị trí khác nhau của hệ tiết niệu.
4 Xquang
*Xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị
Cho phép phát hiện vị trí , kích thước của sỏi cản quang mà thường gặp là sỏi calcium oxalate, sỏi calcium phosphate, tuy nhiên xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị rất ít hoặc không phát hiện sỏi không cản quang như sỏi acid uric đơn thuần hoặc một số sỏi có thành phần chính là cystin.Ngay cả trong trường hợp sỏi cản quang nhưng nếu bệnh nhân không được thụt tháo sạch thì cũng không phát hiện được hoặc sỏi nằm thấp ở vị trí gần xương chậu hoặc trên xương sườn.
*Xquang hệ tiết niệu có chuẩn bị
Đây được coi là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị nhất để chẩn đoán sỏi thận tiết niệu.Nó cung cấp những thông tin rất có giá trị như hình thái sỏi, vị trí, cũng như mức độ tắc nghẽn nhiều ngay cả khi chúng ta chụp phim rất muộn sau khi tiêm thuốc cản quang thậm chí sau 12-24 giờ.
Tuy nhiên dùng thuốc cản quang có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, độc cho thận…do vậy cần cân nhắc khi chỉ định dùng thuốc.
nguồn ghi copy:daihocduochanoi.com
link tại:Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán sỏi tiết niệu